Đề xuất khung năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp đối với giáo viên trung học phổ thông theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018

Đề xuất khung năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp đối với giáo viên trung học phổ thông theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018

Lê Thị Quỳnh Nga ngaltq@vnies.edu.vn Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam 101 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam
Tóm tắt: 
Chương trình Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cấp Trung học phổ thông bắt đầu được thực hiện từ năm học 2022 - 2023, là hoạt động giáo dục bắt buộc nhưng còn mới mẻ khiến nhiều giáo viên bỡ ngỡ, lo lắng, nhất là trong bối cảnh Việt Nam chưa có giáo viên được đào tạo để thực hiện nhiệm vụ này. Trên cơ sở phân tích một số vấn đề lí luận và những mục tiêu, yêu cầu cần đạt của Chương trình, bài viết đề xuất khung năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp với bốn thành tố: 1/ Năng lực hiểu chương trình hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp; 2/ Năng lực thiết kế kế hoạch tổ chức hoạt động; 3/ Năng lực thực hiện kế hoạch hoạt động; 4/ Năng lực đánh giá và điều chỉnh kế hoạch hoạt động. Đồng thời, bài viết cũng mô tả những biểu hiện của năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp của giáo viên trung học phổ thông làm cơ sở phát triển năng lực này ở họ, đáp ứng yêu cầu của Chương trình Giáo dục phổ thông 2018.
Từ khóa: 
năng lực
hoạt động trải nghiệm và hướng nghiệp
giáo viên trung học phổ thông
Chương trình Giáo dục phổ thông 2018.
Tham khảo: 

[1] Nguyễn Thị Liên (Chủ biên) - Nguyễn Thị Hằng - Tưởng Duy Hải - Đào Thị Ngọc Minh, (2016), Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong nhà trường phổ thông, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội

[2] Đinh Thị Kim Thoa, (2014), Xây dựng chương trình hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong chương trình giáo dục phổ thông mới, Kỉ yếu Hội thảo quốc tế “Phát triển năng lực người học trong bối cảnh hiện nay”, Học viện Quản lí Giáo dục

[3] Bộ Giáo dục và Đào tạo, (26/12/2018), Chương trình Giáo dục phổ thông Hoạt động trải nghiệm và Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp (Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT).

[4] Kolb, D. A. (2014), Experiential learning: Experience as the source of learning and development. FT press.

[5] Weinert, F. E, (2001), Concept of competence: A conceptual clarification. In D. S. Rychen & L. H. Salganik (Eds.), Defining and selecting key competencies, pp.45–65, Hogrefe & Huber Publishers.

[6] Tremblay, D, (2002), The Competency-Based Approach: Helping learners become autonomous, Adult Education-A Lifelong Journey.

[7] Rychen, D. S., & Salganik, L. H, (2002), Definition and Selection of Competencies (DESECO): theoretical and conceptual foundations, Strategy paper, Neuchatel, Switzerland: Swiss Federal Statistical Office.

[8] Phạm Minh Hạc, (2002), Tuyển tập tâm lí học, NXB Giáo dục.

[9] Đặng Thành Hưng, (2012), Năng lực và giáo dục theo tiếp cận năng lực, Tạp chí Quản lí Giáo dục, số 43

[10] Hoàng Hòa Bình, (2016), Năng lực và ứng dụng kết quả nghiên cứu năng lực vào xây dựng chương trình môn học, đổi mới mô hình sách giáo khoa, đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá kết quả học tập của học sinh, Tạp chí Khoa học Giáo dục, số 131.

Tạp chí: 

Bài viết cùng số