Đổi mới tổ chức hoạt động tư vấn tâm lí học đường cho học sinh ở trường trung học phổ thông

Đổi mới tổ chức hoạt động tư vấn tâm lí học đường cho học sinh ở trường trung học phổ thông

Nguyễn Hoàng Vu nh_vu.c3nguyenvietdung@cantho.edu.vn Trường Trung học phổ thông Việt Dũng 161 đuờng Lê Binh, quận Cái Răng, Thành phố Cần Thơ, Việt Nam
Huỳnh Gia Bảo* hgbao@ctu.edu.vn Trường Đại học Cần Thơ Khu II, Đường 3/2, quận Ninh Kiều, Thành phố Cần Thơ, Việt Nam
Tóm tắt: 
Tư vấn tâm lí học đường cho học sinh trong các lĩnh vực liên quan đến trường học đang trở thành vấn đề cấp bách mà nhà trường và xã hội quan tâm. Nhu cầu tư vấn tâm lí học đường được thể hiện rõ hơn trong mối quan hệ của học sinh với cha mẹ, bạn bè và thầy cô. Với tình hình hiện nay, dịch vụ tư vấn tâm lí học đường rất cần thiết cho học sinh. Quản lí tốt hoạt động tư vấn tâm lí học đường cho học sinh sẽ giúp giáo viên và học sinh hiểu rõ hơn những vấn đề liên quan đến việc giáo dục, phát triển nhân cách của các em, giúp đỡ, hỗ trợ và hướng dẫn các em phát triển phù hợp, lành mạnh để hiểu bản thân và người khác hơn. Để thực hiện mục tiêu đó, nhà trường phổ thông có thể thông qua nhiều biện pháp, trong đó, đổi mới tổ chức hoạt động tư vấn tâm lí học đường cho học sinh được xem là cấp thiết. Bài viết đề cập đến thực trạng quản lí hoạt động tư vấn tâm lí học đường, qua đó đề xuất biện pháp đổi mới trong tổ chức cũng như quản lí hoạt động tư vấn tâm lí học đường cho học sinh trong quản lí giáo dục ở trường trung học phổ thông.
Từ khóa: 
Tư vấn
tâm lí học đường
quản lí
học sinh
Trung học Phổ thông
Tham khảo: 

[1] Phạm Thanh Bình, (2014), Nhu cầu tham vấn tâm lí học đường của học sinh trung học cơ sở, Luận án Tiến sĩ Tâm lí học.

[2] Nguyễn Thị Trâm Anh, (2014), Bàn về chương trình hỗ trợ tâm lí học đường trong bối cảnh giáo dục Việt Nam hiện nay: Kỉ yếu Hội thảo quốc tế Tâm lí học đường lần thứ IV “Xây dựng và quản lí chất lượng chương trình đào tạo và cơ sở thực hành Tâm lí học đường ở Việt Nam”, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

[3] Vũ Dũng, (2009), Bước đầu tìm hiểu thực trạng tâm lí học đường ở Việt Nam, Kỉ yếu hội thảo khoa học quốc tế “Nhu cầu định hướng và đào tạo tâm lí học đường tại Việt Nam”

[4] Võ Thị Minh Chí, (2011), Nghiên cứu ứng dụng tâm lí học học đường trong nhà trường phổ thông, B2009-17- 173TĐ, Đề tài Khoa học và Công nghệ cấp Bộ, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

[5] Markie Falotico, (2015), School psychologists time allocation: striving for learn school psychology, Submitted to the Faculty of Miami University in partial fulfillment of the requirement for the degree of Master of Science Educational Psychology Department.

[6] Phùng Thị Hằng, (2017), Giáo viên trung học cơ sở với công tác tư vấn học sinh trong trường trung học cơ sở, Tài liệu bồi dưỡng giáo viên trung học cơ sở.

[7] Lý Chủ Hưng - Kiến Văn, (2007), Tư vấn tâm lí học đường, NXB Phụ nữ.

[8] Lê Sơn - Lê Hồng Minh, (2013), Tài liệu Bồi dưỡng Giáo viên làm tư vấn viên học đường Tây Ninh, Khánh Hoà, Hậu Giang, Viện Nghiên cứu EBM.

[9] Bộ Giáo dục và Đào tạo, (2017), Thông tư 31/2017/TTBGDĐT về Hướng dẫn thực hiện công tác tư vấn tâm lí cho học sinh trong trường phổ thông, Hà Nội

[10] John L. Romano, Mera M. Kachgal, (2004), Counseling Psychology and School Counseling: An Underutilized Partnership.

Tạp chí: 

Bài viết cùng số