Đánh giá kết quả học tập môn Ngữ văn theo tiếp cận năng lực ở trường trung học phổ thông

Đánh giá kết quả học tập môn Ngữ văn theo tiếp cận năng lực ở trường trung học phổ thông

Hà Thị Kim Linh linhhtk@tnue.edu.vn Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên Số 20 đường Lương Ngọc Quyến, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên, Việt Nam
Tóm tắt: 
Đánh giá kết quả học tập môn Ngữ văn ở trường trung học phổ thông theo hướng phát triển năng lực học sinh có mối quan hệ mật thiết với quá trình tổ chức dạy học môn học và đặc biệt là phụ thuộc vào năng lực thiết kế và sử dụng phương pháp, công cụ đánh giá kết quả học tập môn học của giáo viên dạy Ngữ văn. Chương trình dạy học môn Ngữ văn (theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018) là chương trình dạy học phát triển năng lực học sinh. Do đó, đánh giá kết quả học tập học sinh cần căn cứ trên mục tiêu và yêu cầu cần đạt về năng lực học sinh để xác định mức độ năng lực hiện có của học sinh, từ đó điều chỉnh và định hướng cho hoạt động dạy học môn học ở những giai đoạn tiếp theo đạt hiệu quả cao. Qua nghiên cứu thực tiễn các trường trung học phổ thông tại huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang, bài viết đưa ra những kết luận và kiến nghị về thực hiện đánh giá kết quả học tập môn Ngữ văn ở trường trung học phổ thông theo phát triển năng lực học sinh trong bối cảnh hiện nay.
Từ khóa: 
Đánh giá
kết quả học tập
đánh giá kết quả học tập
năng lực
trung học phổ thông.
Tham khảo: 

[1] Bộ Giáo dục và Đào tạo, (26/12/2018), Thông tư 32/2028/TT-BGDĐT ban hành Chương trình Giáo dục phổ thông

[2] Bộ Giáo dục và Đào tạo, (21/7/2022), Công văn số 3175/BGD ĐT-GDTrH Hướng dẫn đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá môn Ngữ văn ở trường phổ thông.

[3] Bộ Giáo dục và Đào tạo, (2021), Thông tư 22/20221/ TT-BGDĐT Quy định về Đánh giá học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông

[4] Nguyễn Thành Ngọc Bảo, (2014), Bước đầu tìm hiểu khái niệm “ Đánh giá theo năng lực” và đề xuất một số hình thức đánh giá năng lực Ngữ văn của học sinh, Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, số 56.

[5] Lưu Thị Trường Giang - Trần Thị Thanh Hà, (2023), Đề xuất quy trình đánh giá năng lực đọc hiểu văn bản nghị luận của học sinh ở trường trung học phổ thông, Tạp chí Giáo dục, 23(8), tr.18-22.

[6] Nguyễn Thị Hồng Vân, (2014), Đánh giá kết quả học tập môn Ngữ văn theo định hướng đánh giá năng lực, Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, số 56, tr.151-156.

[7] Phan Thị Hồng Xuân, (2022), Xây dựng hồ sơ học tập để đánh giá năng lực học sinh trong dạy học môn Ngữ văn, Tạp chí Khoa học Giáo dục Việt Nam, tập 18, số 02, tr.22-28

[8] Bùi Đức Nhân (02/2023), Xu hướng đổi mới đánh giá kết quả học tập của học sinh hướng đến hình thành năng lực, Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Thủ Đô, số 69.

[9] Nguyễn Thành Ngọc Bảo, (2017), Mô hình rubric đánh giá năng lực tạo lập văn bản nghị luận xã hội của học sinh trung học phổ thông, Tạp chí Khoa học Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, tập 14, số 10, tr.163-172, ISSN: 1859-3100.

[10] Nguyễn Thị Hương Lan, (11/2020), Đề mở và năng lực sáng tạo của học sinh trong môn Ngữ văn trường trung học phổ thông, Tạp chí Khoa học Giáo dục Việt Nam, số 35, tr.30-34.

Tạp chí: 

Bài viết cùng số