Tóm tắt:
Bài viết trình bày một số vấn đề về năng lực, sự khác biệt giữa dạy học theo hướng tiếp cận năng lực và dạy học theo hướng tiếp cận nội dung cho học sinh. Nhóm tác giả nêu lên 7 nhóm năng lực cần hình thành cho học sinh khi dạy học môn Toán là: Năng lực phán đoán, năng lực mô tả, so sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát; Năng lực xây dựng các khái niệm, quy tắc, các quan hệ toán học theo hệ thống từ các trường hợp riêng đến trường hợp tổng quát; Năng lực vận dụng các quy tắc suy luận trong giải toán; Năng lực vận dụng phép biện chứng của tư duy Toán học; Năng lực kết hợp quy nạp và suy diễn trong giải toán; Năng lực xây dựng và kiểm chứng giả thuyết; Năng lực phát hiện các đối tượng có chức năng gợi động cơ cho hoạt động tìm tòi kiến thức. Bên cạnh đó là những lưu ý cho giáo viên trong việc lựa chọn linh hoạt, sáng tạo các năng lực phù hợp để hình thành cho học sinh khi dạy học môn Toán nhằm đáp ứng ngày một tốt hơn chương trình giáo dục phổ thông mới nói chung, chương trình môn Toán mới ở trường phổ thông nói riêng.
Tham khảo:
[1] Viện Ngôn ngữ học, (1997), Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng
[2] Êxipôp B. P., (1971), Những cơ sở của lí luận dạy học, Tập 1, NXB Giáo dục.
[3] Phan Trọng Ngọ, (2005), Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà trường, NXB Đại học Sư phạm.
[4] Nguyễn Thu Hà, (2014), Giảng dạy theo năng lực và đánh giá theo năng lực trong giáo dục: Một số vấn đề lí luận cơ bản, Tạp chí Khoa học, Đại học Quốc gia Hà Nội.
[5] Nguyễn Bá Kim, (2004), Phương pháp dạy học môn Toán, NXB Đại học Sư phạm
[6] Bùi Văn Nghị, (2009), Vận dụng lí luận vào thực tiễn dạy học môn Toán ở trường trung học phổ thông, NXB Đại học Sư phạm.
Tạp chí: