Xây dựng tài liệu học tập nhằm phát triển năng lực khoa học tự nhiên

Xây dựng tài liệu học tập nhằm phát triển năng lực khoa học tự nhiên

Nguyễn Văn Biên biennv@hnue.edu.vn Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 136 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam
Lê Thị Phượng lethiphuong.dhgd@gmail.com Trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam
Phạm Thị Bích Đào dao311@gmail.com Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam 101 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam
Tóm tắt: 
Phát triển năng lực khoa học tự nhiên là mục tiêu trọng tâm của môn khoa học tự nhiên theo chương trình giáo dục phổ thông mới. Để đạt được mục tiêu đó, ngoài việc thay đổi phương pháp dạy học còn đòi hỏi cần có sự thay đổi trong các tài liệu dạy học cả về nội dung và hình thức. Do đó, việc xây dựng các tài liệu học tập cho học sinh để thuận tiện cho việc tổ chức dạy học phát triển năng lực là hết sức cần thiết. Từ những nguyên tắc về xây dựng và sử dụng tài liệu học tập nhằm hỗ trợ hoạt động dạy học phát triển năng lực, nhóm tác giả xây dựng tài liệu theo cấu trúc của các chuỗi hoạt động học tập phổ biến. Đó là: Tìm hiểu - dự đoán - kiểm nghiệm; Quan sát - thu thập thông tin - thảo luận; Đặt câu hỏi - Phân tích - Thảo luận; và Vận dụng - chế tạo - thử nghiệm. Cũng trong bài báo này, nhóm tác giả phân tích một số ví dụ trong tài liệu học tập để làm rõ khả năng phát triển năng lực khoa học tự nhiên trong từng hoạt động tương ứng. Các tài liệu đã xây dựng cũng được sử dụng trong dạy thực nghiệm tại các trường trung học cơ sở và phân tích ban đầu.
Từ khóa: 
learning materials
competence development
Natural science competence
Tham khảo: 

[1] D. L. Zeidler, (2016), STEM education: A deficit framework for the twenty first century? A sociocultural socioscientific response, Cult. Stud. Sci. Educ., vol. 11, no. 1, pp. 11–26.

[2] J. D. Miller, (1983), Scientific Literacy: A Conceptual and Empirical Review, Daedalus, vol. 112, no. 2, pp. 29–48.

[3] E. Etkina, D. T. Brookes, and S. Murthy, (2007), Developing and assessing student scientific abilities, Proc. 2006 Natl. STEM Assess. Conf.

[4] T. B. Đ. Phạm and T. O. Đặng, (2017), Đề xuất cấu trúc và đánh giá năng lực thực nghiệm cho học sinh thông qua môn khoahọc tự nhiên cấp Trung học cơ sở, Tạp chí Khoa học Đại học Sư phạm Hà Nội, vol. 62, pp. 79–88, 2017

[5] V. B. Nguyễn, (2016), Đề xuất khung năng lực và định hướng dạy học vật lí ở trường phổ thông, Tạp chí Khoa học Đại học Sư phạm Hà Nội, vol. 61, no. 8B, pp. 11–22.

[6] Bộ Giáo dục và Đào tạo, (2018), Chương trình giáo dục phổ thông - Môn Khoa học tự nhiên.

[7] M. Horley, Những xu hướng chính của việc đổi mới và hiện đại hoá chương trình và sách giáo khoa trong thời đại số và toàn cầu hoá, in Đổi mới và hiện đại hóa chương trình và sách giáo khoa theo định hướng phát triển NL, V. H. Vũ, X. T. Phan, and Đ. T. Trần, Eds. NXB Giáo dục Việt Nam, 2018, pp. 6–36.

[8] D. I. Aaron and A. Z. Gilbert, (2017), Steps to STEM: A science curriculum supplement for upper elementary and middle school grades - Teacher’s edition, Sense Publishers.

[9] R. W. Bybee, (2010), What is STEM education?, Science, vol. 329, no. 5995, p. 996.

Bài viết cùng số