Tái cơ cấu giáo dục đại học Việt Nam trước yêu cầu thực hiện khâu đột phá chiến lược về đào tạo nhân lực trình độ cao*

Tái cơ cấu giáo dục đại học Việt Nam trước yêu cầu thực hiện khâu đột phá chiến lược về đào tạo nhân lực trình độ cao*

Phạm Đỗ Nhật Tiến phamdntien26@gmail.com Học viện Quản lí Giáo dục 31 Phan Đình Giót, Thanh Xuân, Hà Nội, Việt Nam
Tóm tắt: 
Một số nghiên cứu, cùng với các ý kiến đóng góp vào việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục Đại học đã chỉ ra một số lĩnh vực mà giáo dục đại học cần tái cơ cấu để có thể đáp ứng tốt hơn yêu cầu thực hiện khâu đột phá chiến lược về đào tạo nhân lực trình độ cao. Bài viết bổ sung bằng một tiếp cận đầy đủ hơn trên cơ sở nhận dạng các điểm yếu của giáo dục đại học nước ta thông qua một tiếp cận hệ thống để vừa đánh giá chính sách phát triển nhân lực, vừa đánh giá tổng thể hệ thống giáo dục đại học. Từ đó, chỉ ra một số lĩnh vực cần tái cơ cấu, rất quan trọng nhưng hiện chưa được quan tâm thỏa đáng. Đó là: 1/Tầm nhìn và chương trình hành động; 2/ Chiến lược và việc tổ chức thực hiện; 3/ Các cơ chế khuyến khích cơ sở giáo dục đại học; 4/ Xã hội hóa theo định hướng phát triển quan hệ đối tác công - tư PPP; 5/ Cơ chế giám sát và đánh giá theo kết quả đầu ra thông qua hệ thống thông tin quản lí giáo dục đại học HEMIS.
Từ khóa: 
Restructuring
higher education
workforce development
system approach
Tham khảo: 

[1] Phạm Đỗ Nhật Tiến, (2015), Tái cơ cấu giáo dục đại học trước yêu cầu phát triển nhanh nguồn nhân lực chất lượng cao, Tạp chí Khoa học Giáo dục, số 114, tháng 3 năm 2015, trang 1-6.

[2] World Bank, (2013), What matters for workforce development: A framewwork and tool for analysis. Worldbank.org/education/saber.

[3] World Bank, (2016), What matters most for tertiary education systems: A framework paper. Worldbank.org/ education/saber.

[4] World Bank, (2012), Putting higher education to work. Skills and research for growth in East Asia. Washington, D.C.:The World Bank.

[5] UNDP, (2011), Báo cáo quốc gia về phát triển con người năm 2011, Hà Nội, UNDP.

[6] Kai-ming Cheng, (2009), Public-Private Partnerships, trong cuốn A New Dynamic: Private Higher Education. UNESCO: World Conference on Higher Education.

Bài viết cùng số