THỰC TRẠNG THAM GIA THẾ GIỚI TRỰC TUYẾN CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC HUẾ

THỰC TRẠNG THAM GIA THẾ GIỚI TRỰC TUYẾN CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC HUẾ

NGUYỄN THANH HÙNG tuanhung27@yahoo.com Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế
Tóm tắt: 
Bài viết nghiên cứu về thực trạng tham gia thế giới trực tuyến của sinh viên Đại học Huế. Mẫu nghiên cứu là 706 sinh viên đến từ 4 trường đại học của Đại học Huế bao gồm: Trường Đại học Sư phạm, Trường Đại học Khoa học, Trường Đại học Ngoại ngữ và Trường Đại học Kinh tế. Một bảng hỏi được thiết kế nhằm khảo sát 4 vấn đề khi tham gia thế giới trực tuyến, đó là: (1) Tỉ lệ và phương tiện tham gia thế giới trực tuyến; (2) Mức độ tham gia thế giới trực tuyến; (3) Địa điểm tham gia thế giới trực tuyến; (4) Mục đích tham gia thế giới trực tuyến. Kết quả khảo sát từ bảng hỏi cho thấy hầu hết sinh viên tham gia thế giới trực tuyến (với tỉ lệ 98,3%); phương tiện dùng để tham gia thế giới trực tuyến nhiều nhất là các thiết bị di động; mức độ và thời lượng tham gia trực tuyến của sinh viên khá cao; địa điểm tham gia thế giới trực tuyến chủ yếu là tại nhà/phòng trọ; mục đích chính tham gia thế giới trực tuyến là “tương tác trực tuyến qua mạng xã hội (Facebook, Zalo...) xem bài/viết bài/like, comment, gửi tin/nhận tin...” và “nghe nhạc, xem nhạc, tải nhạc trực tuyến”. Kết quả nghiên cứu góp phần mở ra một hướng nghiên cứu mới về các hoạt động trong thế giới trực tuyến của sinh viên ở thời đại công nghệ thông tin.
Từ khóa: 
Status
the online world
students
Hue University
Tham khảo: 

[1] We Are Social và Hootsuite, (2017), Digital in 2017 Global Overview, https://www.slideshare.net/ wearesocialsg/digital-in-2017-global-overview

[2] Trịnh Hoà Bình - Lê Thế Lĩnh - Phan Quốc Thắng, (2015), Thực trạng sử dụng mạng xã hội trực tuyến và một số gợi ý về chính sách, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam, 2(12), tr.41-48, năm 2015.

[3] https://www.webico.vn/top-10-trang-mang-xahoi-lon-nhat-gioi-hien-nay.

[4] Vietnam net, (2012), Facebook cũng có hại cho sức khoẻ, http://vietnamnet.vn/vn/cong-nghe/ facebook-cung-co-hai-cho-suc-khoe-67306.html.

[5] Nguyễn Văn Thọ - Lê Minh Công, (2015), Nghiên Internet: Lí luận và thực tiễn, NXB Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh.

Bài viết cùng số