Vận dụng tiếp cận STEAM để thiết kế và tổ chức dạy học một số chủ đề Địa lí tự nhiên trong Chương trình Địa lí 2018

Vận dụng tiếp cận STEAM để thiết kế và tổ chức dạy học một số chủ đề Địa lí tự nhiên trong Chương trình Địa lí 2018

Hà Văn Thắng* thanghv@hcmue.edu.vn Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, 280 An Dương Vương, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Phạm Hoàng Thảo 4601603092@student.hcmue.edu.vn Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, 280 An Dương Vương, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Nguyễn Đức Huy ndhuy94@gmail.com Trường Trung học cơ sở và Trung học phổ thông Đinh Thiện Lý Số 01 Raymondienne, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Tóm tắt: 
Nghiên cứu này vận dụng tiếp cận STEAM để thiết kế và tổ chức một số chủ đề dạy học Địa lí tự nhiên cho sinh viên ngành Sư phạm Địa lí tại Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. Trong phần thực nghiệm sư phạm, khảo sát bằng bảng hỏi kết hợp với quan sát là những phương pháp chính được sử dụng trong nghiên cứu này. Kết quả chỉ ra rằng: Các chủ đề Địa lí tự nhiên được thiết kế và tổ chức theo tiếp cận STEAM có tác động tích cực đến việc phát triển năng lực cho sinh viên. Người học đánh giá cao hiệu quả của tiếp cận này trên các phương diện: Mức độ đạt được mục tiêu bài học; Hình thành năng lực STEAM; Khả năng vận dụng STEAM trong tổ chức chủ đề Địa lí; Mức độ nhận thức về STEAM.
Từ khóa: 
Giáo dục STEAM
Địa lí tự nhiên
năng lực
Thiết kế
sinh viên Sư phạm Địa lí.
Tham khảo: 

[1] Nguyễn Thanh Nga - Tạ Thanh Trung, (2021), Giáo dục STEAM và tiềm năng vận dụng quy trình tư duy thiết kế để triển khai giáo dục STEAM, Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, tập 2, số 18, tr.310-320.

[2] Bộ Giáo dục và Đào tạo, (2018), Chương trình Giáo dục phổ thông - Chương trình Tổng thể.

[3] Bộ Giáo dục và Đào tạo, (2020), Công văn số: 3089/ BGDĐT-GDTrH về việc Triển khai thực hiện giáo dục STEM trong giáo dục trung học.

[4] Bộ Giáo dục và Đào tạo, (2018), Chương trình Giáo dục phổ thông môn Địa lí.

[5] Ayun, M. I. Q., Cho, C. K., & Zondi, T, (2023), The Effect of the Flipped Classroom Model with the STEAM Approach on Students’ Spatial Abilities in Learning Geography, Journal of Social Knowledge Education (JSKE), 4(3), 103-110

[6] Gao, W., Jiang, W., & Zhou, M, (2020, January), STEAMbased education program for students of geography in University of Jinan, In 2019 International Conference on Education Science and Economic Development (ICESED 2019), pp.166-170, Atlantis Press

[7] Nguyễn Vinh Hiển, (2019), Tiếp cận dạy học STEAM trong giáo dục phổ thông hiện nay, Tạp chí Giáo dục, số 459, tr.1-8.

[8] Tạ Kim Chi, (12/2020), Tổ chức hoạt động trải nghiệm STEM-ART (STEAM) trong dạy học phát triển năng lực học sinh phổ thông theo chương trình mới, Tạp chí Khoa học Giáo dục Việt Nam, số 36, tr.19-23.

[9] Tăng Thị Thùy - Hà Thị Thu Trà - Đoàn Phương Anh - Phùng Thanh Thủy, (10/2022), Phát triển công cụ tự đánh giá năng lực STEAM của giáo viên phổ thông, Tạp chí Khoa học Giáo dục Việt Nam, tập 18, số 10, tr. 21- 26.

[10] Nguyễn Long Giao, (02/2023), Giáo dục STEM/STEAM từ lí luận đến thực tiễn áp dụng trong giáo dục phổ thông hiện nay, Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ - Khoa học Xã hội và Nhân văn, số 6, tr.34-41.

[11] Tạ Thanh Trung - Tạ Hoàng Anh Khoa - Nguyễn Thanh Nga, (4/2023), Năng lực tư duy thiết kế của học sinh thể hiện qua bài học chủ đề STEAM định hướng giải quyết vấn đề bằng sự đồng cảm, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Thái Nguyên, số 4, tr.165-173.

[12] Yakman, G, (2008), STEAM education: an overview of creating a model of integrative education, Pupil’s attitudes towards technology (PATT-19) conference: research on technology, innovation, design and engineering teaching, Salk Lake City, Utah, USA.

[13] Bộ Giáo dục và Đào tạo, (2006), Sách giáo khoa Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục, Hà Nội.

Tạp chí: 

Bài viết cùng số