HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA ĐẦU TƯ CÁ NHÂN CHO GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CÔNG LẬP Ở VIỆT NAM

HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA ĐẦU TƯ CÁ NHÂN CHO GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CÔNG LẬP Ở VIỆT NAM

ĐẶNG THỊ MINH HIỀN dangminhhienvkhgd@gmail.com Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam
Tóm tắt: 
Hiệu quả đầu tư cho giáo dục đại học được phản ánh qua các chỉ số như: IRR (internal rate of returns - tỉ suất hoàn vốn nội bộ); NPV (net present values - giá trị hiện tại ròng); BCR (benefit - cost rate - tỉ suất lợi ích chi phí). Sau khi so sánh chi phí, lợi ích và các chỉ số phản ánh hiệu quả đầu tư cho giáo dục đại học của Việt Nam với một số quốc gia khác thuộc khối OECD, có thể thấy rằng đầu tư cho giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay thuộc dạng “chi phí thấp - lợi ích thấp - hiệu quả thấp”. Việc nâng cao hiệu quả đầu tư cho giáo dục đại học phải dựa trên cơ sở sự nỗ lực, chung tay góp sức của tất cả các bên hữu quan (Nhà nước - Nhà trường - Người học - Doanh nghiệp) nhằm hướng tới chuyển đổi mô hình đầu tư cho giáo dục đại học công lập ở Việt Nam giai đoạn tới theo hướng “chi phí hợp lí - lợi ích cao - hiệu quả cao”, đáp ứng sự kì vọng của xã hội cũng như sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước với mục tiêu đến năm 2030 cơ bản trở thành một nước công nghiệp.
Từ khóa: 
Financial effectiveness
personal investment
public higher education
Tham khảo: 

[1] Từ Quang Phương - Phạm Văn Hùng, (2013), Giáo trình Kinh tế đầu tư, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

[2] European Commission, (2005), The returns to various types of investment in education and training.

[3] OECD, (2016), OECD at a glance 2015.

[4] Patrinos H. A., (2006), The Economic Benefits of Education, The Worldbank.

[5] Phan, R. S. L., (1995), Return to Investment in Education in Singapore, Center for Labour Market Studies, University of Leicester.

[6] Psacharopoulos, G. & Patrinos H.A., (2002), Returns to Investment in Education: A Further Update, Worldbank Policy Research, Working paper No.2881, Washington DC.

[7] Psacharopoulos, G., (1995), The profitability of investment in education: concept and methods.

[8] Psacharopoulos, G., (2009), Returns to investment in higher education - A European survey.

[9] Tổng cục Thống kê, (2014), Dữ liệu điều tra mức sống hộ gia đình năm 2012

[10] Woodhall, M., (2004), Cost-benefit analysis in educational planning - Fourth Edition - UNESCO: International Institute for Educational Planning.

Bài viết cùng số