MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH KHẮC PHỤC CÁC SAI LẦM KHI HỌC CHỦ ĐỀ TÍNH ĐƠN ĐIỆU CỦA HÀM SỐ

MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH KHẮC PHỤC CÁC SAI LẦM KHI HỌC CHỦ ĐỀ TÍNH ĐƠN ĐIỆU CỦA HÀM SỐ

DƯƠNG HỮU TÒNG dhtong@ctu.edu.vn Trường Đại học Cần Thơ
BÙI PHƯƠNG UYÊN bpuyen@ctu.edu.vn Trường Đại học Cần Thơ
HUỲNH NGỌC TỚI toihn.c3lequydon@haugiang.edu.vn Trường THPT Lê Quý Đôn - Hậu Giang
Tóm tắt: 
Để tìm hiểu khả năng nhận ra sai lầm của học sinh đối với các lời giải giả định có chứa sai lầm, nhóm tác giả đã tiến hành khảo sát đối với 362 học sinh lớp 12 trên địa bàn thị xã Ngã Bảy và huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang. Khảo sát đã cho thấy thực trạng về việc phát hiện ra sai lầm của học sinh khi giải toán liên quan đến tính đơn điệu của hàm số bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân. Từ đó, các biện pháp khắc phục được đưa ra, bao gồm: 1/ Giúp học sinh nắm vững bản chất, ý nghĩa của khái niệm, định lí, quan tâm đến các kí hiệu, thuật ngữ toán học; 2/ Kết hợp giữa dạy kiến thức mới và củng cố kiến thức cũ có liên quan, hệ thống hóa kiến thức; 3/ Thiết kế các hoạt động dạy học phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh để phát huy tính tích cực chủ động của học sinh; 4/ Tổ chức cho học sinh tham gia khám phá thuật toán giải cho các dạng toán; 5/ Trong quá trình giảng dạy, đưa vào lời giải có sai lầm để học sinh chủ động chỉ ra sai lầm.
Từ khóa: 
Solution
students
high schools
monotonicity of the function
Tham khảo: 

[1] Trần Văn Hạo - Vũ Tuấn - Lê Thị Thiên Hương - Nguyễn Tiến Tài - Cấn Văn Tuất, (2008), Giải tích 12, Sách giáo khoa, NXB Giáo dục, Hà Nội.

[2] Võ Thị Loan, (2012), Nghiên cứu Didactic về tính đơn điệu của hàm số, Luận văn thạc sĩ giáo dục học, Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh.

[3] Dương Hữu Tòng, Dự đoán và giải thích nguyên nhân sai lầm của học sinh khi học chủ đề phân số dưới ngôn ngữ của Didactic toán, Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh, số 37 (71), tháng 07 năm 2012, tr.130.

Bài viết cùng số