Tóm tắt:
Phân luồng học sinh sau trung học cơ sở có ý nghĩa quan trọng đối với mỗi cá nhân và xã hội. Đó là sự điều chỉnh hệ thống mang tính chiến lược để gắn giáo dục với các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, góp phần định hướng phát triển nguồn nhân lực một cách hợp lí và hiệu quả. Giáo dục tác động đến quá trình hướng nghiệp, làm cho mỗi học sinh tự giác điều chỉnh hướng đi, hướng chọn nghề phù hợp với năng lực, sở trường bản thân và nhu cầu nghề nghiệp của xã hội. Giáo dục hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau trung học cơ sở có mối quan hệ chặt chẽ, tác động lẫn nhau. Hướng nghiệp tốt sẽ tạo động lực và tạo cơ hội cho người học chọn nghề phù hợp. Bài viết phân tích mối quan hệ giữa giáo dục hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau trung học cơ sở để làm rõ hơn vai trò của giáo dục hướng nghiệp trong việc chuẩn bị đội ngũ lao động có nghề với cơ cấu trình độ và cơ cấu ngành nghề phù hợp cho phát triển của đất nước.
Tham khảo:
[1] Chính phủ, (2006), Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục.
[2] Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, (2013), Phân luồng và liên thông trong hệ thống giáo dục quốc dân. Đề tài cấp Bộ trong Chương trình Đổi mới quản lí giáo dục. Chủ nhiệm PGS.TS. Đỗ Thị Bích Loan.
[3] Chính phủ, (2013), Quyết định 89/QĐ-TTg ngày 09 tháng 01 năm 2013 phê duyệt Đề án Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012 - 2020
[4] Phạm Tất Dong, (2018), Kỉ yếu Hội thảo “Cơ sở lí luận và kinh nghiệm quốc tế về phân luồng học sinh sau Trung học cơ sở ”, Hà Nội.
[5] Phạm Tất Dong, (2018), Kỉ yếu Hội thảo “Cơ sở lí luận và kinh nghiệm quốc tế về phân luồng học sinh sau Trung học cơ sở ”, Hà Nội.
Tạp chí: