Tóm tắt:
Ngôn ngữ đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Ngôn ngữ không chỉ là sự giao tiếp mà còn là sự trao đổi giữa các nền văn hóa với nhau. Thật khó khăn để tưởng tượng rằng, chúng ta sẽ sống như thế nào nếu không có ngôn ngữ. Ngôn ngữ là dấu hiệu làm phân biệt giữa con người và loài vật. Mọi người sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp thể hiện ý tưởng, suy nghĩ, cảm xúc (yêu ghét, giận dữ hay thân thiện), trong ngôn ngữ một yếu tố đóng vai trò rất quan trọng đó là giao thoa văn hóa. Giao thoa văn hóa là một trong những lĩnh vực rất thú vị và hấp dẫn tác giả đưa ra sự giống nhau và khác nhau giữa các nền văn hóa. Nó hội tụ trong ngôn ngữ thật đa dạng giữa các quốc gia trên thế giới với nhau. Mặc dù đã có rất nhiều tác giả đã nghiên cứu thành công về vấn đề giao văn hóa này. Nhưng việc sử dụng nó chưa hiệu quả còn gây nhầm lẫn. Do vậy, trong bài báo này, tác giả chỉ trình bày một số tình huống gây nhầm lẫn của sinh viên các trường đại học nói chung, Trường Đại học Điện lực nói riêng và với sinh viên nước ngoài. Mục đích của việc nghiên cứu này là chúng ta hạn chế được sự hiểu nhầm, đáng tiếc xảy ra trong quá trình giao tiếp giữa các nền văn hóa.
Tham khảo:
[1] Hymes D.,(1966), Language in Culture and Society, HaPrper Interactional Edition
[2] Geis M.,(1998), Speech Acts and Conversational interaction, Cup
[3] Kramsch C. ,(1998), Language and Culture, Oxford University Press.
[4] Hudson R.A. ,(1990), Sociolinguistics, CUP
[5] Cook G. ,(1990), Discorse, OUP
[6] Nguyễn Quang, (2002), Giao tiếp và giao tiếp giao văn hóa, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
Tạp chí: