Xây dựng Chuẩn đánh giá năng lực học sinh môn Giáo dục thể chất cấp Tiểu học trong Chương trình Giáo dục phổ thông 201

Xây dựng Chuẩn đánh giá năng lực học sinh môn Giáo dục thể chất cấp Tiểu học trong Chương trình Giáo dục phổ thông 201

Lý Quốc Biên* bienlq@gesd.edu.vn Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam 101 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam
Hà Minh Dịu haminhdiu@hpu2.edu.vn Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Số 32 đường Nguyễn Văn Linh, thành phố Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc, Việt Nam
Tóm tắt: 
Đánh giá là một trong những mặt quan trọng của quá trình giáo dục, đặc biệt đối với chương trình được xây dựng theo hướng phát triển năng lực người học. Để có cơ sở đánh giá kết quả học tập cũng như năng lực của học sinh cần phải căn cứ trên Chuẩn đánh giá, trong đó có các thành tố, tiêu chí, biểu hiện và các mức độ cụ thể. Chương trình Giáo dục thể chất 2018 đã và đang được triển khai ở các cấp học thuộc hệ thống giáo dục phổ thông ở Việt Nam. Chương trình thể hiện mục tiêu môn học/cấp học; cấu trúc, nội dung; phương pháp, phương tiện dạy học và đánh giá kết quả giáo dục… được thiết kế nhằm tạo cơ hội phát triển năng lực chung cũng như các năng lực đặc thù cho học sinh trong quá trình học tập và rèn luyện tại các nhà trường phổ thông. Tuy nhiên, các yêu cầu cần đạt được thể hiện trong văn bản chương trình còn mang tính khái quát và chưa được chuẩn hóa thành các mức độ, dẫn đến những khó khăn cho giáo viên trong xây dựng kế hoạch, tổ chức đánh giá kết quả đầu ra của học sinh. Bài viết tập trung nghiên cứu cơ sở khoa học, kinh nghiệm trong nước, kinh nghiệm quốc tế, từ đó xây dựng, đề xuất Chuẩn đánh giá năng lực học sinh nhằm hỗ trợ giáo viên có căn cứ, cơ sở và công cụ đánh giá trong tổ chức dạy học môn học, góp phần đáp ứng mục tiêu Chương trình Giáo dục phổ thông 2018.
Từ khóa: 
Chương trình
Giáo dục thể chất
chuẩn
Chuẩn đánh giá
năng lực
học sinh
cấp Tiểu học
yêu cầu cần đạt
động tác
vận động cơ bản
thể thao
thực hiện.
Tham khảo: 

[1] Ontario, Canada, (2019), Health and Physical Education Curriculum

[2] Korea, (2007), Physical Education Curriculum.

[3] Bộ Giáo dục và Đào tạo, (2006), Chương trình Giáo dục phổ thông môn Thể dục.

[4] Lương Việt Thái, (2011), Phát triển chương trình theo định hướng phát triển năng lực, Tạp chí Khoa học Giáo dục.

[5] Nguyễn Thị Hạnh, (2014), Phương pháp thiết kế chuẩn kết quả của môn học đối với cấp học, lớp học của giáo dục phổ thông theo định hướng phát triển năng lực, B2014 - 37 - 01NV.

[6] Nguyễn Công Khanh, (2019-2020), Đánh giá học sinh tiểu học theo tiếp cận năng lực đáp ứng yêu cầu đổi mới Chương trình Giáo dục phổ thông, mã số KHGD/16- 20.016

[7] Bộ Giáo dục và Đào tạo, (2018), Chương trình Giáo dục phổ thông môn Giáo dục thể chất

[8] Bộ Giáo dục và Đào tạo, (2020), Thông tư 27/2020/TTBGDĐT ban hành quy định đánh giá học sinh tiểu học

Bài viết cùng số