Sử dụng bộ công cụ để rà soát vấn đề giáo dục Quyền Trẻ em trong văn bản Chương trình Giáo dục mầm non của Việt Nam

Sử dụng bộ công cụ để rà soát vấn đề giáo dục Quyền Trẻ em trong văn bản Chương trình Giáo dục mầm non của Việt Nam

Vũ Thị Ngọc Minh minhvtn@vnies.edu.vn Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam Số 4 Trịnh Hoài Đức, Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam
Tóm tắt: 
Quyền Trẻ em được quy định trong Công ước Liên Hợp quốc về Quyền Trẻ em. Đó là tất cả những gì pháp luật đã thừa nhận để trẻ em được sống, lớn lên một cách lành mạnh và an toàn. Các nghiên cứu về Quyền Trẻ em đều có chung cách nhìn nhận rằng, Quyền Trẻ em nhằm đảm bảo cho trẻ em không chỉ là người tiếp nhận thụ động việc thực hiện quyền từ người lớn mà các em là những thành viên tham gia tích cực vào quá trình phát triển của chính mình trong việc thực hiện quyền đối với các trẻ em khác. Để đạt được điều đó, Quyền Trẻ em và giáo dục Quyền Trẻ em là vấn đề được thực thi trước hết trong quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ ngay trong mỗi gia đình, cộng đồng xã hội và khi đến lớp. Nó phải được tiếp tục thể hiện trong Chương trình giáo dục ở cả cấp độ quốc gia và nhà trường. Dựa trên việc nghiên cứu tài liệu về bộ công cụ giáo dục Quyền Trẻ em, bài viết trình bày kết quả rà soát việc thể hiện giáo dục Quyền Trẻ em trong Chương trình Giáo dục mầm non hiện hành của Việt Nam. Kết quả cho thấy một số khía cạnh của Quyền Trẻ em đã được thể hiện trong Chương trình. Thông tin từ bài viết có thể hỗ trợ cho việc thể hiện vấn đề giáo dục Quyền Trẻ em một cách rõ nét và toàn diện hơn nữa trong Chương trình Giáo dục mầm non mới.
Từ khóa: 
Quyền trẻ em
giáo dục Quyền Trẻ em
giáo dục mầm non
trẻ em.
Tham khảo: 

[1] Đại Hội đồng Liên Hiệp quốc, (1989), Công ước Quốc tế về Quyền Trẻ em.

[2] Ann Quennerstedt and Zoe Moody, (2020), Educational Children’s Rights Research 1989–2019: Achievements, Gaps and Future Prospects, The International Journal of Children’s Rights.

[3] Jerome, L., Emerson, L., Lundy, L., & Orr, K, (2015), Teaching and learning about child rights: A study of implementation in 26 countries.

[4] Australia Human Rights Commission and Early Childhood Australia, (2014), Supporting young children’s rights: Statement of Intent (2015–2018), Australia.

[5] Lee Jerome, Lesley Emerson, Laura Lundy and Karen Orr, (2015), Teaching and learning about child rights: A study of implementation in 26 countries. Published by Centre for Children’s Rights in Queens’ University Belfast and UNICEF.

[6] Bộ Giáo dục và Đào tạo, (2020), Hướng dẫn lồng ghép giáo dục Quyền con người vào Chương trình Giáo dục mầm non (Tài liệu hỗ trợ các tác giả xây dựng Chương trình Giáo dục mầm non).

[7] Nancy Flowers, (2000), Cẩm nang Giáo dục Quyền con người

[8] UNICEF, (2014), Child Rights Education Toolkit: rooting Child Rights in ECE, Primary and Secondary School, First Edition, Geneve.

[9] Ủy ban Quyền con người Australia, (2022), Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chương trình tập huấn giảng viên nguồn về Kế hoạch bài dạy Giáo dục Quyền con người - Sổ tay người tham gia

[10] Nancy Flowers with Marcia Bernbaum, Kristi RudeliusPalm er, and Joel Tolm an, (2000), The Human Rights Education Handbook: Effective Practices for Learning, Action, and Change

[11] Bộ Giáo dục và Đào tạo, (2021), Chương trình Giáo dục mầm non, Ban hành kèm theo Thông tư 51/2020/ TT-BGDĐT ngày 31 tháng 12 năm 2020, Thông tư sửa đổi bổ sung một số nội dung của Chương trình Giáo dục mầm non ban hành kèm theo Thông tư số 17/2009/ BGDĐT ngày 25 tháng 7 năm 2009, được sửa đổi bổ sung bởi Thông tư số 28/2016/ BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

[12] George Morrison - Mary Jane Woika - Lorraine Breeffni, (2020), Fundamentals of Early Childhood Education, Ninth edition. Copyright by Pearson Education, Inc. 221 River Street, Hoboken, NJ 07030. USA.

[13] The Early Childhood Outcomes Center, (Update 2017), Early Childhood Outcomes and Prekindergarten Guidelines Alignment, Texas Education Agency, USA.

[14] Eero Salmenkivi - Tuija Kasa - Niina Putkonen - Arto Kallioniemi, (2022), Human rights and children’s rights in worldview education in Finland, Human Right Educaition Review, ISSN 2535-5406, Vol 5, No 1.

[15] Ann Quennerstedt et.al, (2019), Teaching children’s human rights in early childhood education and school -Educational aims, content and processes. ISSN 1650- 0652, Örebro University, Sweden.

[16] Sounoglou, M., & Michalopoulou, A, (2017), Early Childhood Education Curricula: Human Rights and Citizenship in Early Childhood Education, Journal of Education and learning, 6(2), 53-68.

[17] Ann Quennerstedt et al., (2019), Teaching children’s human rights in early childhood education and school: Educational aims, content and processes, Örebro University, ISSN 1650-0652.

[18] Ministry of Education Thailand, (2017), Early Childhood Education B.E. 2560 (A.D.2017), Copyright by Bureau of Academic Affairs and Educational Standards, Office of the Basic Education Commission, Ministry of Education, Aksornthai Printing LTD., Part. Bangkok, Thailand

Bài viết cùng số