Năng lực của nữ trí thức sau tuổi nghỉ hưu

Năng lực của nữ trí thức sau tuổi nghỉ hưu

Nguyễn Hoàng Anh hoanganh@vwa.edu.vn Học viện Phụ nữ Việt Nam 68 Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam
Tóm tắt: 
Tiếp cận từ nhu cầu của Việt Nam về nguồn nhân lực chất lượng cao để xây dựng, phát triển nền kinh tế tri thức, từ các căn cứ thực tiễn và đặc biệt là khả năng cống hiến thực tế của đội ngũ nữ trí thức ở độ tuổi trên 55, tác giả chứng minh rằng ở độ tuổi đó, nữ trí thức vẫn còn đủ sức khỏe để làm việc, đang ở độ tuổi chín muồi về bản lĩnh nghề nghiệp, trình độ và kinh nghiệm chuyên môn, tự tạo được sự ổn định cân bằng trong cuộc sống riêng, có điều kiện tập trung trí tuệ, tâm huyết và thời gian cho công việc. Nữ trí thức nghỉ hưu ở độ tuổi 55 vừa là sự bất bình đẳng về cơ hội thăng tiến, phát triển của nữ, vừa làm lãng phí nguồn nhân lực trí tuệ cao trong công cuộc phát triển đất nước. Từ những lập luận trên, tác giả đề xuất một số giải pháp phát huy, khai thác năng lực thực tế của đội ngũ nữ trí thức sau tuổi nghỉ hưu
Từ khóa: 
Intellectual
female intellectuals
retired age
competence of retired female intellectuals
rules of the retired age
Tham khảo: 

[1] Báo cáo số 454/BC-CP về Thực hiện mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới của Chính phủ ngày 17/10/2017

[2] Kết luận số 55-KL/TW của Ban Bí thư ngày 18/1/2013 về Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa X về Công tác phụ nữ thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.

[3] Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, (2012), Báo cáo tổng hợp đề tài Nghiên cứu căn cứ đề xuất tuổi nghỉ hưu của nữ trí thức

[4] Cơ quan An sinh Xã hội Hoa Kì, (2006)

[5] Đảng Cộng sản Việt Nam, (2011), Chiến lược Phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, NXB Chính trị Quốc gia.

[6] Tổng cục Thống kê, (2014), Kết quả điều tra dân số và nhà ở giữa kì.

[7] Luật Bình đẳng giới, (2006)

[8] Ngân hàng Thế giới, Viện Khoa học Lao động – Xã hội, (2009), Tuổi nghỉ hưu của lao động nữ Việt Nam – Bình đẳng giới và sự bền vững của quỹ bảo hiểm xã hội, Hà Nội.

[9] Tổng cục Thống kê, (2011), Dự báo dân số Việt Nam 2009 – 2049.

[10] Bộ Luật Lao động, (2012).

Bài viết cùng số