Tóm tắt:
Tiếp nối bài viết kì trước, liên quan đến các vấn đề về lí luận và thực tiễn của Nghiên cứu thực hành giáo dục song ngữ dựa trên tiếng mẹ đẻ làm nền tảng giúp học sinh phát triển tư duy, từ đó các em có thể học tốt một ngôn ngữ khác (ngôn ngữ quốc gia) và tri thức khoa học. Vận dụng lí luận đó, kết quả thử nghiệm đã hoàn thành (giai đoạn 2008 - 2015), trong đó có nhiều thành công và cũng có nhiều bài học kinh nghiệm cần phát huy, điều chỉnh. Do đó bài viết này, tập trung làm rõ các nội dung liên quan đến: 1/ Quy mô thực hiện thử nghiệm giáo dục song ngữ dựa trên tiếng mẹ đẻ; 2/ Kết quả thử nghiệm giáo dục song ngữ dựa trên tiếng mẹ đẻ ở mầm non và tiểu học; 3/ Bài học kinh nghiệm và những đề xuất khuyến nghị để tiếp tục khẳng định kết quả từ thực tiễn nhằm phát triển bền vững giáo dục song ngữ dựa trên tiếng mẹ đẻ ở quy mô rộng hơn, và với cấp học cao hơn.
Tham khảo:
[1] Bộ Giáo dục và đào tạo, Báo cáo đánh giá kết quả học tập của học sinh thử nghiệm Chương trình Giáo dục song ngữ trên cơ sở tiếng mẹ đẻ các năm học của Vụ Giáo dục Tiểu học.
[2] Quyết định 711/QĐ-TTg ngày 13 tháng 6 năm 2012 về phê duyệt Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020.
[3] Hợp đồng số 43164701, Báo cáo đánh giá chương trình giáo dục song ngữ trên cơ sở tiếng mẹ đẻ tại Việt Nam giai đoạn 2006-2014.
[4] Trung tâm Nghiên cứu Giáo dục Dân tộc - Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, (2015), Báo cáo tổng kết Nghiên cứu thực hành Giáo dục song ngữ trên cơ sở tiếng mẹ đẻ.
[5] Nguyễn Thị Phương Thảo - Hà Đức Đà - Trần Thị Yên, (2016), Mô hình giáo dục song ngữ trên cơ sở tiếng mẹ đẻ - Những vấn đề lí luận và thực tiễn, NXB Giáo dục Việt Nam.
Tạp chí: