Nhu cầu tham vấn học đường của sinh viên Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội

Nhu cầu tham vấn học đường của sinh viên Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội

Hà Huyền Trang tranghm134@gmail.com Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội Số 41A đường Phú Diễn, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Tóm tắt: 
Bài viết trình bày nhu cầu tham vấn tâm lí học đường của sinh viên Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội thông qua kết quả khảo sát điều tra bảng hỏi 300 sinh viên. Kết quả cho thấy nhu cầu tham vấn tâm lí học đường của sinh viên Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội tương đối cao. Tuy nhiên, khi so sánh với các số liệu khảo sát khác thì thấp hơn so với học sinh trung học cơ sở tại Hà Nội và học sinh trung học cơ sở tại Quảng Ninh. Mặt khác, nghiên cứu cũng cho thấy có sự khác biệt đáng kể về nhu cầu tham vấn giữa sinh viên các khoa khác nhau, giữa các khóa khác nhau và giữa các giới tính. Thông qua phân tích, nghiên cứu cũng chỉ ra được các nhân tố ảnh hưởng thuận chiều đến nhu cầu tham vấn tâm lí học đường của sinh viên Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội là khó khăn trong học tập, khó khăn trong tài chính, khó khăn trong kết nối và khó khăn về mặt thể chất.
Từ khóa: 
nhu cầu
sinh viên
đại học
tâm lí học đường
tham vấn.
Tham khảo: 

[1] Cao Thanh Phong, (2022), Mối quan hệ giữa vốn tâm lí, Động lực học tập và Kết quả học tập của sinh viên: Nghiên cứu thực nghiệm tại Trường Đại học Sư phạm Kĩ thuật Vĩnh Long, Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh - Kinh tế và Quản trị kinh doanh

[2] Nguyễn Văn Thụy - Đoàn Thị Thanh Hằng, (2021), Ảnh hưởng năng lực tâm lí đến kết quả học tập: Nghiên cứu trường hợp sinh viên Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh, Tạp chí Công thương, số 19.

[3] Bộ Giáo dục và Đào tạo, (2017), Thông Tư 31/2017/ TT-BGDĐT Hướng dẫn thực hiện công tác tư vấn tâm lí cho học sinh trong trường phổ thông.

[4] Phạm Thanh Bình, (2015), Nhu cầu tham vấn tâm lí học đường của học sinh trung học cơ sở trong học tập, Journal of Science, Educational Science, 60(8B), 137-144, https://doi.org/10.18173/2354-1075.2015-0201.

[5] Trương Quang Lâm - Đinh Ngọc Sơn - Lê Thị Phượng - Hoàng Đại, (2020), Nhu cầu tham vấn tâm lí học đường của học sinh trung học cơ sở ở tỉnh Quảng Ninh, Tạp chí Nghiên cứu Thực tiễn Giáo dục, 29, tr.54-58.

[6] Trần Thành Nam - Trần Văn Công - Nguyễn Thị Hoài Phương, (2019), Thực trạng khó khăn tâm lí của học sinh và nhu cầu sử dụng ứng dụng tư vấn tâm lí trong trường học, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam, 61(10), tr.1-6

[7] Erikson, E. H, (1968), Identity: youth and crisis, W. W. Norton & Company.

[8] Lưu Thị Thảo, (2018), Biểu hiện khó khăn tâm lí trong hoạt động học tập của sinh viên năm thứ nhất Trường Đại học Lâm nghiệp, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, 191(15), tr.155-160.

[9] Nguyễn Quỳnh Hoa, (2023), Nghiên cứu khung phân tích các vấn đề trong tâm lí và sức khoẻ tinh thần của sinh viên đại học, Tạp chí Công thương.

[10] Trần Thị Minh Đức, (2012), Giáo trình tham vấn tâm lí, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

[11] Nguyễn Thơ Sinh, (2006), Tư vấn tâm lí căn bản, NXB Lao động.

[12] Nguyễn Thị Tứ, (2018), Tâm lí học giáo dục, NXB Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.

[13] Carbone, E., Loewenstein, G., Scopelliti, I., & Vosgerau, J, (2024), He said, she said: Gender differences in the disclosure of positive and negative information, Journal of Experimental Social Psychology, No.110, p.104525, https://doi.org/10.1016/j.jesp.2023.104525.

[14] Nguyễn Thị Thu Thuỷ - Đặng Thùy Dương, (2020), Nhu cầu tham vấn tâm lí của sinh viên năm thứ nhất Trường Đại học Y Hà Nội năm 2019, Tạp chí Nghiên cứu Y học, 129 (5), tr.216-224

Bài viết cùng số