Các yếu tố và hoạt động chính trong khám phá nghề nghiệp của học sinh trung học phổ thông: Nghiên cứu phân tích mạng lưới

Các yếu tố và hoạt động chính trong khám phá nghề nghiệp của học sinh trung học phổ thông: Nghiên cứu phân tích mạng lưới

Ngô Thanh Thủy* thuyngothanh@vnies.edu.vn Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam 101 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam
Lương Đình Hải luongdinhhai@vnies.edu.vn Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam 101 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam
Tóm tắt: 

Nghiên cứu về hành động khám phá nghề nghiệp có vai trò quan trọng trong việc cá nhân đưa ra quyết định nghề nghiệp cho bản thân. Tuy nhiên, nghiên cứu tiếp cận theo phương pháp phân tích mạng lưới vẫn chưa được nhiều nhà nghiên cứu trong nước thực hiện. Bằng cách sử dụng phương pháp phân tích mạng lưới, kết quả phân tích chỉ ra rằng, trong nhóm các yếu tố thuộc về hoạt động khám phá nghề nghiệp của học sinh thì yếu tố tự khám phá bản thân đóng vai trò quan trọng nhất. Học sinh thực hiện các hoạt động khám phá nghề nghiệp có sự khác biệt theo khu vực và vùng miền. Học sinh ở nông thôn và thành phố có mức độ quan tâm khác nhau tới các hoạt động khám phá môi trường, thu thập thông tin nghề nghiệp liên quan. Học sinh ở khu vực miền Bắc, miền Trung và miền Nam dành sự quan tâm khác nhau trong các hoạt động cụ thể như thu thập thông tin nghề, tham gia chương trình hướng nghiệp, lập kế hoạch nghề nghiệp và hoạt động trải nghiệm. Kết quả này là nguồn thông tin tham khảo hữu ích cho giáo viên, cán bộ tư vấn học đường và các nhà quản lí giáo dục trong quá trình triển khai thực hiện các hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong trường phổ thông.

Từ khóa: 
Hoạt động khám phá nghề nghiệp
học sinh
trung học phổ thông
phân tích mạng lưới
hướng nghiệp
Tham khảo: 

[1] Blustein D. L, (1997), A context-rich perspective of career exploration across the life roles, Career Development Quarterly, vol. 45, no. 3, pp. 260–274, doi: 10.1002/j.2161-0045.1997.tb00470.x

[2] Suzanne C. Kobasa, Stephen Kahn, and Salvatore R. Maddi, (1982), Hardiness and Health: A Prospective Study, Journal of Personality and Social Psychology, vol.42, no.1, pp.168–177.

[3] Hermawan, R. and Farozin M, (2018), The role of career exploration in career decision participants, COUNS-EDU: The International Journal of Counseling and Education, vol.3, no.4, p.126, doi: 10.23916/0020180315640.

[4] Jepsen D. A. and Dickson G. L, (2003), Continuity in life-span career development: Career exploration as a precursor to career establishment, Career Development Quarterly, vol. 51, no. 3, pp. 217–233, doi: 10.1002/ j.2161-0045.2003.tb00603.x.

[5] Shin, S., Lee, J. K., & Ha, M, (2017), Influence of career motivation on science learning in Korean high-school students, Eurasia Journal of Mathematics, Science and Technology Education, 13(5), 1517-1538.

[6] Chen, S., Chen, H., Ling, H., & Gu, X, (2021), How do students become good workers? Investigating the impact of gender and school on the relationship between career decision-making self-efficacy and career exploration, Sustainability, 13(14), 7876.

[7] An, H.; Lee, S.-H, (2017), Career exploration behavior of Korean medical students, Korean J. Med. Educ., 29, 175–185.

[8] Holloway-Friesen, H, (2018), Acculturation, Enculturation, Gender, and College Environment on Perceived Career Barriers Among Latino/a College Students, J. Career, 45, 117–131.

[9] Hardin, E. E., & Leong, F. T. L, (2004), Psychometric evaluation of the decision making inventory: Gender diVerences and implications for career assessment, Journal of Career Assessment, 12, 51–64.

[10] Hardin, E. E., Varghese, F. P., Tran, U. V., & Carlson, A. Z, (2006), Anxiety and career exploration: Gender differences in the role of self-construal, Journal of Vocational Behavior, 69(2), 346-358.

[11] Ngô Thanh Thủy, (2022), Hành động khám phá nghề nghiệp của nữ sinh trung học phổ thông: Nghiên cứu dựa trên thang đo CES-R tại Việt Nam, Tạp chí Giáo dục, 22(21), tr.39–45, https://tcgd.tapchigiaoduc.edu. vn/index.php/tapchi/article/view/583.

[12] Bondy, J. A., & Murty, U. S. R. (1976). Graph theory with applications (Vol. 290), London: Macmillan

Bài viết cùng số