Ý nghĩa và tiếp cận trong phát triển năng lực hội nhập cho sinh viên sư phạm

Ý nghĩa và tiếp cận trong phát triển năng lực hội nhập cho sinh viên sư phạm

Nguyễn Minh Quang nguyenminh@iss.nl Viện Nghiên cứu Khoa học Xã hội Quốc tế (ISS) Hà Lan Kortenaerkade 12, 2518 AX Den Haag
Tóm tắt: 
Bắt đầu bằng nhìn nhận bối cảnh toàn cầu hóa đang mở ra môi trường làm việc phi truyền thống đầy triển vọng, bài báo chỉ ra một số rào cản về năng lực hội nhập khiến thời cơ đó trở nên hạn hẹp với người học sư phạm. Thực trạng đó cho thấy, nhiệm vụ phát triển năng lực cạnh tranh quốc tế cho sinh viên còn bị bỏ ngỏ. Vì vậy, bài báo nhằm đánh giá tầm quan trọng của năng lực hội nhập đối với sinh viên các trường sư phạm. Đồng thời, thông qua nghiên cứu các chuẩn năng lực hội nhập uy tín trên thế giới, bài báo nhận diện và phân tích một số khuynh hướng tiếp cận chủ đạo trong xây dựng khung năng lực hội nhập, làm cơ sở đánh giá và rèn luyện năng lực hội nhập cho sinh viên. Với trọng tâm phát triển toàn diện về năng lực, phẩm chất và kĩ năng cạnh tranh, khung năng lực hội nhập được xem là khuôn thước phản ánh mức độ tiệm cận của sinh viên với hình mẫu “công dân toàn cầu”. Do đó, truyền cảm hứng và ưu tiên lồng ghép giáo dục năng lực hội nhập trong đào tạo sư phạm sẽ tạo ra bước đột phá, nâng tầm chất lượng đào tạo, đồng thời mở ra không gian phát triển rộng lớn hơn cho sinh viên sau khi tốt nghiệp.
Từ khóa: 
Global competence
education reforms in Vietnam
globalization in education
competitive skills
Global citizen
Tham khảo: 

[1] Nguyễn Minh Quang, (2015), Cộng đồng kinh tế ASEAN - AEC 2015: Những cơ hội và thách thức, Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Cần Thơ, số 41, tr.35-42.

[2] Boix Mansilla, V. and A. Jackson, (2011), Educating for Global Competence: Preparing Our Youth to Engage the World, Asia Society and Council of Chief State School Officers.

[3] Nguyễn Minh Quang, (2019), Geographies of Education for Sustainability (EfS): Shaping the EfS in Vietnam’s Approach to Education, trong Chew-Hung Chang, Gillian Kidman, Andy Wi (Eds.), Issues in Teaching and Learning of Education for Sustainability: Theory into Practice, p.129-142, Routledge.

[4] Deardorff, D. K, (2009), Implementing Intercultural Competence Assessment, trong D. K. Deardorff (ed.) The SAGE Handbook of Intercultural Competence, p.477- 491, Sage Publications.

[5] UNESCO, (2014), Global Citizenship Education: Preparing learners for the challenges of the 21st century, UNESCO, Paris

[6] OECD, (2018), Preparing Our Youth For an Inclusive and Sustainable World.

[7] NEA, (2010), Global Competence Is a 21st Century Imperative, NEA Policy Brief.

[8] Karen, B., Gibbs, L., Macfarlane, S., and Townsend, M, (2015), Promoting appreciation of cultural diversity and inclusion with the Stephanie Alexander Kitchen Garden Program, Journal for Multicultural Education, 9(1), p.2- 9.

[9] CMEC, (2017), Framework of Global Competencies, Ontario Ministry of Education.

[10] Barrett, M., M. Byram, I. Lázár, P. Mompoint-Gaillard and S. Philippou, (2014), Developing Intercultural Competence through Education, Council of Europe Publishing, Strasbourg.

[11] UNESCO, (2013), Intercultural Competences: Conceptual and Operational Framework, UNESCO, Paris.

Bài viết cùng số