Quản lí phát triển chương trình đào tạo đại học đáp ứng nhu cầu Cách mạng công nghiệp 4.0

Quản lí phát triển chương trình đào tạo đại học đáp ứng nhu cầu Cách mạng công nghiệp 4.0

Trần Quốc Trung edutech1911@gmail.com Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông 122 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam
Tóm tắt: 
Cách mạng công nghiệp 4.0 với những công nghệ mới làm thay đổi nền tảng sản xuất, phát sinh thêm nhiều ngành nghề mới, đồng thời đặt ra những yêu cầu mới về năng lực, kiến thức và kĩ năng liên tục thay đổi trong môi trường lao động mới. Vì vậy, các trường đại học ở Việt Nam cần phải nhận thức được những thách thức này, từ đó có chiến lược phù hợp cho việc đổi mới nội dung đào tạo, phát triển khoa học - công nghệ, thay đổi phương thức đào tạo, đầu tư cơ sở vật chất để đào tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng cao trong thời kì chuyển đổi số. Quản lí phát triển chương trình đào tạo là một quá trình liên tục và đóng một vai trò quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng đào tạo nguồn nhân lực để đáp ứng các yêu cầu của nền kinh tế và xã hội. Trong thực tế, nhiều trường đại học không quan tâm đầy đủ về điều này. Trong bài viết này, tác giả đề cấp đến việc đổi mới quản lí phát triển chương trình đào tạo bậc Đại học tại Việt Nam trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0, từ đó đề xuất một mô hình đổi mới quản lí phát triển chương trình đào tạo bậc Đại học.
Từ khóa: 
The management of curriculum development
higher education
outcomebased approach
Tham khảo: 

[1] K. Schwab, (2017), The Fourth Industrial Revolution, Crown Business Publisher

[2] Bryan Edward Penprase, (2018), The Fourth Industrial Revolution and Higher Education, pp.207-229.

[3] GS.TSKH Đặng ỨngVận, (2019), Bàn về hệ thống Giáo dục đại học đáp ứng Cách mạng công nghiệp 4.0, Hội thảo khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, Hội đồng Lí luận Trung ương

[4] Mỵ Giang Sơn, (2016), Quản lí việc phát triển chương trình đào tạo trong các trường đại học đáp ứng yếu cầu xã hội, Tạp chí Khoa học Giáo dục, số 129.

[5] Lê Anh Đức, (2017), Quản lí phát triển chương trình đào tạo theo tiếp cận quan hệ trường và doanh nghiệp - Những vấn đề lí luận và thực tiễn, Tạp chí Giáo dục, số 398.

[6] Vũ Thanh Tùng, (2014), Mô hình quản lí phát triển chương trình Giáo dục quốc phòng - An ninh cho sinh viên các trường đại học, Tạp chí Giáo dục, số 329.

[7] Lê Minh Hiệp, (2016), Một số biện pháp quản lí phát triển chương trình đào tạo tại Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng tiếp cận chuẩn đảm bảo chất lượng của AUN-QA, Tạp chí Giáo dục, số đặc biệt

[8] Nguyễn Quốc Chính, (2016), Tài liệu hướng dẫn đánh giá chất lượng cấp chương trình theo tiêu chuẩn AUN-QA phiên bản 3.0, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh

[9] Dede Paquette – John Ryan, Bronfenbrenner’s Ecological Systems Theory, https://dropoutprevention.org/wp-content/uploads/2015/ 07/paquetteryanwebquest_20091110.pdf.

Bài viết cùng số