Thực trạng dạy học môn Giáo dục học quân sự ở các trường đại học trong quân đội theo tiếp cận năng lực

Thực trạng dạy học môn Giáo dục học quân sự ở các trường đại học trong quân đội theo tiếp cận năng lực

Nguyễn Anh Tuấn nguyentuandhct@gmail.com Trường Đại học Chính trị - Bộ Quốc phòng Xã Thạch Hòa, huyện Thạch Thất, Hà Nội, Việt Nam
Tóm tắt: 

Hệ thống lí luận và thực tiễn về dạy học theo tiếp cận năng lực đã khẳng định rằng, đây là hướng tiếp cận có thể bảo đảm cho giáo dục đại học nói chung, giáo dục đại học trong quân đội nói riêng đào tạo được nguồn nhân lực chất lượng cao, thúc đẩy sự phát triển của xã hội, quân đội. Bài viết trình bày thực trạng dạy học môn Giáo dục học quân sự ở 5 trường đại học trong quân đội theo tiếp cận năng lực, gồm: nhận thức về sự phù hợp của dạy học môn Giáo dục học quân sự theo tiếp cận năng lực; thiết kế bài học theo tiếp cận năng lực; sử dụng phương pháp dạy học theo tiếp cận năng lực và kết quả hình thành năng lực sư phạm quân sự cho học viên thông qua dạy học môn Giáo dục học quân sự ở các trường đại học trong quân đội. Qua phân tích thực trạng, bài viết sử dụng kiểm định Independent Sample T-test để đánh giá sự khác biệt giữa ý kiến của cán bộ quản lí, giảng viên và học viên về các nội dung khảo sát.

Từ khóa: 
dạy học theo tiếp cận năng lực
Giáo dục học quân sự
trường đại học trong quân đội.
Tham khảo: 

[1] Bộ Quốc phòng, (2016), Điều lệ công tác nhà trường Quân đội Nhân dân Việt Nam, NXB Quân đội Nhân dân, Hà Nội.

[2] Bùi Đức Dũng, (7/2020), Biện pháp vận dụng lí thuyết kiến tạo trong dạy học các môn Khoa học xã hội và nhân văn ở trường sĩ quan quân đội, Tạp chí Khoa học Giáo dục Việt Nam, số 31, tr.11-14.

[3] Trần Thị Hà Giang - Nguyễn Ngọc Mai, (10/2017), Giải pháp nâng cao năng lực sư phạm cho sinh viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững ngành Giáo dục - đào tạo hiện nay, Tạp chí Giáo dục, số đặc biệt, kì 2, tr.94-97.

[4] Nguyễn Hồng Hải (02/2019), Các yếu tố tác động đến quản lí phát triển năng lực sư phạm cho giáo viên ở các trường trung cấp trong bối cảnh hiện nay, Tạp chí Giáo dục, số 447, kì 1, tr.10-14.

[5] Bộ Tổng tham mưu, (2006), Từ điển Giáo dục học quân sự, NXB Quân đội Nhân dân, Hà Nội.

[6] Trần Trung Dũng, (2016), Quản lí hoạt động dạy học ở trường trung học phổ thông theo định hướng phát triển năng lực học sinh, Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục, Trường Đại học Vinh - Nghệ An.

[7] McLeod, S. A, (2019), What Is the zone of proximal development?, Simply psychology, https:// www.simplypsychology.org/Zone-of-Proximal- Development.html.

[8] Bùi Minh Hải, (2022), Dạy học môn công nghệ dựa vào năng lực ở trường trung học cơ sở, Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục, Trường Đại học Sư phạm, Hà Nội.

[9] Ngô Thành Huyên, (7/2019), Đổi mới quá trình dạy học theo tiếp cận năng lực ở các trường đại học công an đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình hiện nay”, Tạp chí Giáo dục, số 457, tr.21-24.

[10] Nguyễn Thanh Thủy, (9/2019), Tổ chức dạy học theo định hướng phát triển năng lực cho sinh viên sư phạm trong đổi mới giáo dục hiện nay, Tạp chí Khoa học Giáo dục Việt Nam, số 21, tr.34-38.

[11] Thân Văn Quân, (11/2019), Đổi mới chương trình môn Giáo dục học quân sự ở các trường đại học trong quân đội theo định hướng phát triển năng lực, Tạp chí Giáo dục, số 466, tr.59-62.

[12] Quân ủy Trung ương, (12/2022), Nghị quyết về đổi mới công tác giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng quân đội trong tình hình mới, Hà Nội.

Bài viết cùng số