Chuẩn đánh giá môn Địa lí: Kết quả nghiên cứu ở một số nước và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Chuẩn đánh giá môn Địa lí: Kết quả nghiên cứu ở một số nước và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Ngô Thị Hải Yến yenppdl@gmail.com Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 136 Xuân Thuỷ, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam
Trần Thị Lan* lantt@vnies.edu.vn Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam 101 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam
Nguyễn Thu Hà hant@vnies.edu.vn Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam 101 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam
Tóm tắt: 

Chuẩn đánh giá kết quả học tập đóng vai trò then chốt trong việc định hướng các hoạt động dạy và học, là nền tảng, công cụ cơ bản của các cơ quan quản lí giáo dục các cấp nhằm đảm bảo chất lượng giáo dục. Cho đến thời điểm này, ở Việt Nam, khi Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 đã được triển khai nhưng vẫn chưa xác định được chuẩn đánh giá các biểu hiện về năng lực và phẩm chất trong các môn học và hoạt động giáo dục đối với mỗi lớp, cấp học, trong đó có môn Địa lí. Do vậy, để có được cơ sở khoa học cho việc xây dựng Chuẩn đánh giá môn Địa lí ở Việt Nam, nghiên cứu này tiến hành tổng quan các công trình phù hợp cho việc so sánh, phân tích. Bài viết xem xét khung chuẩn đánh giá môn Địa lí của ba nước: Hoa Kì, Canada và Úc, từ đó đưa ra một số khuyến nghị trong việc xây dựng chuẩn đánh giá năng lực và phẩm chất của học sinh trong môn Địa lí ở nhà trường phổ thông ở Việt Nam.

Từ khóa: 
Chuẩn đánh giá
môn Địa lí
năng lực
bài học kinh nghiệm
Việt Nam.
Tham khảo: 

[1] Ngô Thị Hải Yến, (2022), Xây dựng và sử dụng đường phát triển năng lực trong dạy học Địa lí ở trường phổ thông, Kỉ yếu Hội nghị khoa học Địa lí toàn quốc lần thứ XIII, số 1, tr.100-105.

[2] Bộ Giáo dục và Đào tạo, (2020), Thông tư số 27/2020/ TT-BGDĐT về việc ban hành quy định đánh giá học sinh tiểu học.

[3] Bộ Giáo dục và Đào tạo, (2013), Báo cáo tổng kết nhiệm vụ cấp Bộ về Chuẩn giáo dục phổ thông.

[4] Heffron, S. G., & R. M. Downs. (Eds.), (2012), Geography for life: National geography standards, second edition, Washington, DC: National Council for Geographic Education.

[5] The National Geographic Society Education Foundation, (2014), Status of Geography Education in the United States, Carmen P. Brysch 2013-14 Grosvenor Scholar National.

[6] Nguyễn Thu Hà, (2019), Chuẩn quốc gia môn địa lí theo định hướng phát triển năng lực của Hoa Kì - Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, Tạp chí Khoa học, Khoa học Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

[7] Nguyễn Viết Thịnh - Đỗ Thị Minh Đức, (2016), Một số vấn đề tích hợp trong biên soạn sách giáo khoa và dạy học Địa lí ở trường phổ thông theo hướng phát triển năng lực, Kỉ yếu Hội nghị chuyên đề “Tích hợp trong biên soạn sách giáo khoa theo định hướng phát triển năng lực”, Môn Tìm hiểu xã hội, Lịch sử, Địa lí, Hà Nội.

[8] The Ontario Curriculum, (2018), Social Studies Grades 1 to 6 and History and Geography Grades 7 and 8, The Ontario Public Service.

[9] Australian Curriculum Assessment and Reporting Authority (ACARA), The The Australian Curriculum (Version 8.4), Geography Curriculum, http://www. acara.edu.au/curriculum/curriculum_design_and_ development.html.

[10] Bộ Giáo dục và Đào tạo, (2018), Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể (Ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo), Hà Nội.

[11] Bộ Giáo dục và Đào tạo, (2018), Chương trình Giáo dục phổ thông môn Lịch sử và Địa lí cấp Trung học cơ sở (Ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).

[12] Nguyễn Thị Hạnh, (2016), Cơ sở khoa học của việc thiết kế Chuẩn môn Ngữ văn theo định hướng phát triển năng lực, Tạp chí Khoa học Giáo dục, số 132, tr.15-19.

Bài viết cùng số