Thực trạng và xu hướng phát triển nhân lực trình độ đại học trên thị trường lao động

Thực trạng và xu hướng phát triển nhân lực trình độ đại học trên thị trường lao động

Trần Thị Thái Hà tranthaiha.vn738@gmail.com Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam 101 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam
Phạm Ngọc Toàn toanpn@ilssa.org.vn Viện Khoa học Lao động và Xã hội Số 02, Đinh Lễ, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam
Tóm tắt: 
Nghiên cứu sử dụng số liệu điều tra lao động việc làm của Tổng cục Thống kê giai đoạn 2012-2017 để phân tích thực trạng nhân lực trình độ đại học trên thị trường lao động. Kết quả cho thấy, lực lượng lao động có trình độ đại học tăng bình quân 9,71%/năm nhưng tốc độ tăng người có việc làm là 9,53%/năm, có sự giãn cách về nguồn nhân lực này giữa nam và nữ, nam có tỉ lệ cao hơn so với nữ. Tỉ lệ lao động có bằng cấp từ đại học trở lên làm nghề chuyên môn kĩ thuật bậc trung trở xuống có xu hướng giảm. Nghiên cứu cũng sử dụng phương pháp ước lượng GLS cho mô hình tác động cố định với số liệu lặp lại của 220,064 doanh nghiệp trong giai đoạn 2012-2017. Kết quả ước lượng cho thấy, ảnh hưởng lan tỏa của doanh nghiệp FDI đến cầu lao động trình độ từ đai học trở lên là tích cực. Từ mô hình Input - Output cho thấy, nhu cầu lao động trình độ đại học trở lên chuyển biến tích cực, nhu cầu cao trong các ngành để đáp ứng yêu cầu đổi mới phương thức sản xuất.
Từ khóa: 
higher education
human resource
college-educated manpower
labor market
Tham khảo: 

[1] Gladys López-Acevedo, (2002), Công nghệ và nhu cầu lao động có kĩ năng ở Mexico, Policy research working paper 2779.

[2] Craig De Laine - Patrick Laplagne - Susan Stone, (2000), Sự gia tăng nhu cầu lao động có kĩ năng ở Úc: Vai trò của yếu tố thay đổi công nghệ.

[3] Alan Manning, (2004), Tác động của công nghệ đến thay đổi lao động có kĩ năng thấp.

[4] Philip Abbott, (2011), Chuyển đổi cơ cấu, thay đổi công nghệ và nhu cầu lao động ở Việt Nam.

[5] Viện Khoa học Lao động và Xã hội, (2017), Xu hướng lao động xã hội năm 2017.

Bài viết cùng số