Thực trạng và một số biện pháp nâng cao hiệu quả đánh giá năng lực đọc hiểu văn bản của học sinh trung học cơ sở môn Ngữ văn

Thực trạng và một số biện pháp nâng cao hiệu quả đánh giá năng lực đọc hiểu văn bản của học sinh trung học cơ sở môn Ngữ văn

Trần Thị Kim Dung ttkdung@moet.gov.vn Bộ Giáo dục và Đào tạo 35 Đại Cồ Việt, Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam
Tóm tắt: 
Đánh giá năng lực nói chung và năng lực đọc hiểu văn bản là một trong những vấn đề quan trọng, có ý nghĩa quyết định đối với việc đổi mới phương pháp dạy học đọc hiểu trong nhà trường phổ thông hiện nay. Trong những năm gần đây, hoạt động đánh giá kết quả học tập môn Ngữ văn nói chung và đánh giá năng lực đọc hiểu nói riêng đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, song những bất cập trong đánh giá năng lực đọc hiểu vẫn đang tồn tại. Trên cơ sở phân tích thực trạng đánh giá năng lực đọc hiểu văn bản của học sinh trung học cơ sở môn Ngữ văn, bài viết đề xuất một số biện pháp nhằm khắc phục một số bất cập trong việc đánh giá năng lực đọc hiểu, cụ thể: Bám sát mục tiêu dạy học Ngữ văn trong nhà trường; Linh hoạt trong tiếp cận nội dung dạy học để đánh giá năng lực đọc hiểu của học sinh; Tạo sự kết nối giữa phương pháp dạy học đọc hiểu với đánh giá năng lực đọc hiểu; Ngoài ra, những điều kiện thực hiện đánh giá năng lực cũng cần được đảm bảo (Chất lượng và số lượng các bộ công cụ sử dụng trong đánh giá; Năng lực của giáo viên; Nhận thức của học sinh, phụ huynh, xã hội về đánh giá theo định hướng phát triển năng lực,...).
Từ khóa: 
competence
competence assessment
reading comprehension competence
secondary school students
literature subject
Tham khảo: 

[1] Bộ Giáo dục và Đào tạo, (2017), Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể.

[2] Bộ Giáo dục và Đào tạo, (2017), Tài liệu bồi dưỡng cán bộ quản lí và giáo viên về đổi mới kiểm tra, đánh giá trong môn Ngữ văn ở trung học phổ thông, Vụ Giáo dục Trung học, Hà Nội.

[3] Hoàng Hòa Bình (chủ biên), (2013), Dạy học Ngữ văn ở trường phổ thông NXB Giáo dục, Hà Nội.

[4] Nguyễn Thị Hạnh, (2014), Xây dựng chuẩn năng lực đọc hiểu cho môn Ngữ văn của chương trình giáo dục phổ thông sau 2015 ở Việt Nam, Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, số 56.

[5] Nguyễn Thị Hạnh, (2016), Cơ sở khoa học của việc thiết kế Chuẩn môn Ngữ văn theo định hướng phát triển năng lực, Tạp chí Khoa học Giáo dục, số 132.

[6] Bùi Mạnh Hùng, (2014) Đổi mới đánh giá trong khuôn khổ chương trình ngữ văn theo định hướng phát triển năng lực, Kỉ yếu Hội thảo “Đổi mới kiểm tra đánh giá chất lượng học tập môn Ngữ văn ở trường phổ thông”, Bộ Giáo dục và Đào tạo.

[7] Phạm Thị Thu Hương, (2014), Đánh giá năng lực Ngữ văn của học sinh, Kỉ yếu Hội thảo “Đổi mới kiểm tra đánh giá chất lượng học tập môn Ngữ văn ở trường phổ thông”, Bộ Giáo dục và Đào tạo.

[8] Đỗ Ngọc Thống, (2011), Chương trình Ngữ văn trong nhà trường phổ thông, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.

[9] Nguyễn Thị Hồng Vân, (2014), Đổi mới đánh giá môn Ngữ văn theo tiếp cận năng lực, Tạp chí Nghiên cứu Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, số tháng 3 năm 2014.

[10] Nguyễn Thị Hồng Vân, (2015), Đề xuất cấu trúc và chuẩn đánh giá năng lực đọc hiểu trong chương trình giáo dục phổ thông mới, Tạp chí Khoa học Giáo dục, số 114.

Bài viết cùng số