Phát triển nguồn nhân lực ở Singapore và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam hiện nay

Phát triển nguồn nhân lực ở Singapore và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam hiện nay

Lê Thị Anh Đào anhdaokls@gmail.com 77 Nguyễn Huệ, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam
Tóm tắt: 
Singpore là một quốc đảo nhỏ, vừa mới giành độc lập (1965) nhưng quốc gia này có một sự phát triển nhanh chóng, vượt bậc. Singapore được xếp là một trong 10 quốc gia giàu nhất thế giới. Có nhiều nguyên nhân, bí quyết đưa đến thành công cho Singapore trong mấy thập niên phát triển, trong đó một trong những bí quyết quan trọng đó là vấn đề xây dựng nguồn nhân lực, sử dụng hiền tài của Chính phủ. Singapore đã có những chính sách tích cực trong việc đào tạo, tuyển chọn và thu hút nhân tài nhằm phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế, xã hội. Chiến lược đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của Singapore thực hiện đồng thời với các giai đoạn phát triển kinh tế, xã hội. Từ thực tiễn của Singapore, một trong bốn con rồng Châu Á, nhiều nước trong khu vực trong đó có Việt Nam đã tích cực học hỏi, tham khảo chiến lược đào tạo nguồn nhân lực của Singapore nhằm áp dụng và thực hiện tốt vào quá trình phát triển của mình.
Từ khóa: 
nguồn nhân lực
Singapore
nhân tài.
Tham khảo: 

[1] Viện khoa học Giáo dục Việt Nam, (2010), Kinh nghiệm của một số nước về phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ gắn với xây dựng đội ngũ tri thức, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội.

[2] Trần Khánh, (1995), Cộng hòa Singapore: 30 năm xây dựng và phát triển, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, tr.61.

[3] Nguyễn Thu Mỹ, (2012), Lịch sử Đông Nam Á, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, tr.628.

[4] Lý Quang Diệu, (1994), Tuyển tập 40 năm chính luận của Lý Quang Diệu, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội

[5] http://dantri.com.vn/giao-duc-kuyen-hoc/chinh-sachthu-hut-nhan-tai-cua-singapore-bai-ban-va-chuyennghiep-215992.htm.

[6] Dương Văn Quảng, (2007), Singapore đặc thù và giải pháp, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

Bài viết cùng số