Vận dụng lí thuyết hồi ứng trải nghiệm trong dạy học đọc hiểu văn bản “Hê-ra-clet đi tìm táo vàng” (Sách Ngữ văn 10, Bộ Cánh Diều)

Vận dụng lí thuyết hồi ứng trải nghiệm trong dạy học đọc hiểu văn bản “Hê-ra-clet đi tìm táo vàng” (Sách Ngữ văn 10, Bộ Cánh Diều)

Trần Thị Hạnh Phương tranthihanhphuong@hpu2.edu.vn Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Số 32, Nguyễn Văn Linh, phường Xuân Hòa, thành phố Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc, Việt Nam.
Tóm tắt: 
Xu hướng dạy học trên thế giới hiện nay là chuyển từ mục tiêu cung cấp tri thức sang hình thành năng lực ở người học. Như vậy, hoạt động dạy học định hướng vào tích cực hóa hoạt động học tập của người học. Lí thuyết về hồi ứng trải nghiệm khẳng định vai trò quan trọng của bạn đọc học sinh trong quá trình “giao dịch” với văn bản tác phẩm. Mỗi bạn đọc học sinh là một thực thể có phông nền văn hóa nhất định, có tri thức, vốn kinh nghiệm sống nhất định… và bằng chính sự hồi ứng trải nghiệm của mình chủ động chiếm lĩnh tác phẩm, tự “điền các câu trả lời của mình vào văn bản”. Nghiên cứu và vận dụng trải nghiệm nhập vai người chứng kiến thế giới nghệ thuật trong tác phẩm theo quy trình 4 bước trong dạy học đọc hiểu văn bản thần thoại nói riêng theo hướng phát triển năng lực môn học cho học sinh là một trong những cách thức dạy học đổi mới; “đốt cháy lên” những cảm xúc thật sự bắt đầu từ những câu chữ, tạo ra không gian ba chiều của thế giới nghệ thuật, nuôi dưỡng tình yêu và sự hiểu biết sâu sắc với văn chương.
Từ khóa: 
hồi ứng trải nghiệm
bạn đọc
thế giới nghệ thuật
đọc hiểu
dạy học đọc hiểu
Tham khảo: 

[1] Trần Quốc Khả, (2016), Lí thuyết giao dịch hồi ứng - Một giải pháp giàu tiềm năng trong dạy học Ngữ văn ở nước ta, Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

[2] Phạm Thị Thu Hương, (2016), Tiếp cận hồi ứng trải nghiệm của bạn đọc học sinh trong dạy học tác phẩm văn chương, Đổi mới nghiên cứu và giảng dạy Ngữ văn trong nhà trường sư phạm, NXB Giáo dục Việt Nam.

[3] Phan Trọng Luận, (2014), Phương pháp luận giải mã văn bản văn học, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội.

[4] Lã Nhâm Thìn - Đỗ Ngọc Thống (đồng Chủ biên), (2022), Sách giáo khoa Ngữ văn 10, tập 1, NXB Đại học Huế.

[5] Lã Nhâm Thìn - Đỗ Ngọc Thống (đồng Chủ biên) (2022), Sách giáo viên Ngữ văn 10, tập 1, NXB Đại học Huế.

Bài viết cùng số