Giáo dục đạo đức sinh thái cho học sinh: Dạy học ở hiện tại - chuẩn bị cho tương lai

Giáo dục đạo đức sinh thái cho học sinh: Dạy học ở hiện tại - chuẩn bị cho tương lai

Đoàn Thị Thoa doanthoa85@gmail.com Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 136 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam
Phạm Việt Thắng* thangpv@hnue.edu.vn Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 136 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam
Tóm tắt: 
Giáo dục đạo đức sinh thái là một phương thức hiệu quả để hỗ trợ người học trở thành công dân trong một thế giới đòi hỏi kiến thức, kĩ năng giải quyết vấn đề, năng lực và sự quan tâm đến các vấn đề môi trường. Tuy nhiên, trên thực tế, có những trở ngại khiến giáo dục đạo đức sinh thái chưa đạt được kết quả như kì vọng. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm mục đích tìm hiểu thực trạng giáo dục đạo đức sinh thái cho học sinh. Tác giả sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, phân loại và phỏng vấn sâu với các giáo viên trực tiếp dạy học. Kết quả cho thấy góc nhìn và cách thức tổ chức của giáo viên còn chung chung, chủ yếu là giáo dục đạo đức sinh thái với hình thức liên hệ, lồng ghép trong môn. Xuất phát từ kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất các kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức sinh thái cho học sinh trong các môn học và hoạt động giáo dục tại các nhà trường.
Từ khóa: 
Giáo dục đạo đức sinh thái
học sinh
kĩ năng.
Tham khảo: 

[1] Unessco, (1997), Giáo dục vì một tương lại bền vững, tr.13

[2] Vũ Trọng Dung, (2009), Đạo đức sinh thái và giáo dục đạo đức sinh thái (Sách chuyên khảo), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr.77.

[3] Vũ Dũng, (2011), Đạo đức sinh thái ở nước ta, lí luận và thực tiễn, NXB Từ điển Bách khoa, tr.71.

[4] Nguyen Phuong Thao, Education for Sustainable Development in Vietnam; exploring the geography teachers’ perspectives, International Research in Geographical and Enviromental Education, ISSN 1038 – 2046, DOI: 10.1080/10382046.2017.1366204

[5] Vương Thị Ngọc Lan - Trần Thị Gái - Kiều Thị Kính, (8/2020), Quy trình tích hợp giáo dục phát triển bền vững thông qua hoạt động trải nghiệm trong học phần “Môi trường và con người” ở bậc Đại học, Tạp chí Giáo dục, số 484, kì 1.

[6] Phan Thị Thanh Hội - Phạm Thị Nga - Đinh Khánh Quỳnh, (7/2016), Xây dựng các chủ đề tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường và biến đổi khí hậu trong dạy học phần “Sinh vật và môi trường” (Sinh học 9), Tạp chí Giáo dục, số đặc biệt, kì 1.

[7] Nguyễn Tuấn Sơn, (6/2016), Xây dựng và triển khai dự án vẽ tranh về chủ đề biến đổi khí hậu ở Trường Trung học cơ sở - Trung học phổ thông Nguyễn Tất Thành, Tạp chí Giáo dục, số đặc biệt, kì 1.

[8] Nguyễn Thị Thanh Vân và nhóm nghiên cứu, (8/2020), Tổ chức hoạt động trải nghiệm chủ đề “Tìm hiểu về bảo vệ môi trường” cho học sinh trung học cơ sở tại tỉnh Phú Thọ, Tạp chí Giáo dục, số 484, kì 2.

[9] Đoàn Thị Thanh Phương, (2020), Vận dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực để tổ chức dạy học tích hợp giáo dục phát triển bền vững trong môn Địa lí 10 ở trường trung học phổ thông, Tạp chí Khoa học, Trường Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, tập 65, số 4.

[10] Nguyễn Diệu Linh - Đỗ Hương Trà, (2021), Bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn qua tổ chức các hoạt động trải nghiệm gắn với giáo dục phát triển bền vững trong dạy học Vật lí, Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, số 66, tập 2.

[11] Nguyễn Minh Phượng và cộng sự, (2021), Tổ chức hoạt động trải nghiệm phát triển năng lực bảo vệ môi trường trong dạy học ở cấp tiểu học, Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, số 66, tập 4 AB.

[12] Ngô Thu Hằng và cộng sự, (2021), Dạy học tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường chủ đề Webquest “Dấu chân carbon” nhằm phát triển năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng cho học sinh, Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, số 66, tập 4E.

[13] Phan Thị Hồng Duyên, (2019), Vấn đề giáo dục đạo đức sinh thái cho sinh viên Việt Nam hiện nay, Luận án Tiến sĩ, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.

Bài viết cùng số