Danh sách bài viết

Số: /2021 Số CIT: 0 Số lượt xem: 1,074
Hỗ trợ tài chính cho sinh viên nói chung và cho sinh viên sư phạm nói riêng là chính sách được áp dụng ở nhiều nước trên thế giới. Một trong những mục tiêu của chính sách này là nhằm đảm bảo nguồn nhân lực trong lĩnh vực ưu tiên. Tại Việt Nam, chính sách miễn học phí cho sinh viên sư phạm đã được áp dụng 20 năm. Tuy nhiên, chính sách này bộc lộ một số bất cập. Mới đây, Luật Giáo dục 2019 đã quy định, sinh viên sư phạm được hỗ trợ toàn bộ tiền học phí và sinh hoạt phí. Để cụ thể hóa Luật Giáo dục 2019 (có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2020), Chính phủ đã ban hành Nghị định 116/2020/NĐ-CP, trong đó cụ thể hóa chính sách hỗ trợ tài chính cho sinh viên sư phạm, thay thế cho chính sách cũ. Kết quả nghiên cứu cho thấy, chính sách mới có tính khả thi trong việc đảm bảo nguồn nhân lực giáo dục cho quốc gia.
Số: /2021 Số CIT: 0 Số lượt xem: 802
Xây dựng mô hình quản lí hoạt động đổi mới phương pháp dạy học môn Tiếng Anh là một trong những vấn đề khoa học cần thiết trong các cơ sở đào tạo đại học thuộc lực lượng công an nhân dân. Trên cơ sở tiếp cận hiện đại trong khoa học quản lí giáo dục, đặc biệt là tiếp cận lí thuyết mô hình quản lí sự thay đổi với quan điểm lãnh đạo trao quyền cũng như quan điểm lãnh đạo chuyển đổi, tác giả đề xuất mô hình quản lí hoạt động đổi mới phương pháp dạy học môn Tiếng Anh để quản lí một cách khoa học hiệu quả nhất nhằm đáp ứng mục tiêu đào tạo của cơ sở đào tạo nói chung và mục tiêu đào tạo ngoại ngữ - môn Tiếng Anh cho sinh viên tại các cơ sở đào tạo đại học thuộc lực lượng công an nhân dân nói riêng trong giai đoạn hiện nay và những năm tiếp theo.
Số: /2021 Số CIT: 0 Số lượt xem: 2,420
Vận dụng lí thuyết dạy học dựa trên năng lực, bằng phương pháp phân tích, tổng hợp, bài viết làm sáng tỏ hoạt động định hướng đọc là một hoạt động cốt lõi của phương pháp dạy học đọc hiểu văn bản theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh trung học phổ thông. Theo đó, hoạt động định hướng đọc được trình bày ở hai cấp độ: định hướng đọc theo chương trình của cấp học, lớp học và định hướng đọc theo bài học cụ thể. Ở mỗi cấp độ của hoạt động định hướng đọc, bài viết nêu lên các hoạt động cụ thể giáo viên cần thiết phải thục hiện để hoạt động định hướng đọc góp phần mang lại hiệu quả trong dạy học đọc hiểu văn bản ở trung học phổ thông. 
Số: /2021 Số CIT: 0 Số lượt xem: 988
Trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay, xây dựng và sử dụng khung năng lực cố vấn học tập có vai trò quan trọng hàng đầu trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ này ở các trường đại học nói chung, trường đại học sư phạm kĩ thuật nói riêng. Bài viết đề xuất khung năng lực cố vấn học tập trường đại học sư phạm kĩ thuật gồm 05 thành tố, đó là: 1/ Phẩm chất chính trị, đạo đức và phát triển nghề nghiệp; 2/ Năng lực chuyên môn và năng lực dạy học; 3/ Năng lực nghiệp vụ; 4/ Năng lực nghiên cứu khoa học và tổ chức các hoạt động nghiên cứu khoa học cho người học; 5/ Năng lực phát triển quan hệ xã hội. Khung năng lực này được sử dụng để cải thiện chất lượng của đội ngũ cố vấn học tập và chất lượng đào tạo tại các trường đại học sư phạm kĩ thuật
Số: /2021 Số CIT: 0 Số lượt xem: 1,248
Bài viết đánh giá sự chấp nhận và thực hiện chuyển đổi số trong các cơ sở giáo dục đại học khối ngành Kinh tế ở khu vực miền Bắc. Khảo sát được tiến hành với sự tham gia của 539 sinh viên thuộc các khối ngành Kinh tế và Kinh doanh đến từ 5 trường đại học, gồm: Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học Ngoại thương, Đại học Thương mại, Học viện Ngân hàng và Học viện Tài chính. Nghiên cứu sử dụng các nhân tố từ Mô hình lí thuyết hợp nhất về chấp nhận và thực hiện công nghệ (Unified Theory of Acceptance and Use of Technology - UTAUT) trong một nỗ lực nhằm dựng nên bức tranh tổng quát các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi chấp nhận và thực hiện chuyển đối số trong học tập của sinh viên. Từ phân tích có thể kết luận rằng, phần lớn sinh viên được hỏi có xu hướng chấp nhận và thực hiện chuyển đối số cho mục đích học tập và nghiên cứu tại các cơ sở giáo dục đại học.
Số: /2021 Số CIT: 0 Số lượt xem: 1,554
Tự học có vai trò quan trọng trong quá trình học ở đại học của sinh viên Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Tự học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của sinh viên trong việc tiếp nhận tri thức và rèn luyện bản thân. Vì vậy, tìm hiểu thực trạng tự học để đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao việc tự học của sinh viên Học viện Nông nghiệp Việt Nam hiện nay là một việc làm cần thiết.
Số: /2021 Số CIT: 0 Số lượt xem: 918
Mục tiêu của giáo dục đại học là đào tạo nhân lực trình độ cao, nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài, nghiên cứu khoa học và công nghệ tạo ra tri thức, sản phẩm mới, phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, hội nhập quốc tế. Do đó, giáo dục ở bậc Đại học có vai trò vô cùng quan trọng trong hệ thống giáo dục cũng như nền kinh tế, xã hội của mỗi quốc gia. Trong những năm qua, các cơ sở giáo dục đại học ở nước ta đã và đang nỗ lực nâng cao chất lượng để đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực với xu hướng kiểm định chất lượng và tự chủ. Để thực hiện được điều đó, vai trò của nguồn lực tài chính trong các cơ sở giáo dục đại học là rất quan trọng. Học phí là nguồn thu chủ yếu tạo ra nguồn lực tài chính của mỗi cơ sở giáo dục đại học ngoài ngân sách nhà nước. Xu hướng tự chủ giáo dục đại học càng đòi hỏi phải có một cơ chế thu, chi học phí phù hợp, đảm bảo cho sự phát triển chất lượng của mỗi nhà trường. Tuy nhiên, cơ chế xác định học phí ở các cơ sở giáo dục đại học ở Việt Nam trong Nghị định số 86/2015/NĐ-CP đã bộc lộ một số bất cập, cần nghiên cứu để điều chỉnh. Bài viết trình bày xu hướng học phí để cải thiện chất lượng giáo dục đại học cũng như cơ chế xác định giá dịch vụ giáo dục đào tạo đại học ở một số quốc gia trên thế giới, sơ lược thực trạng về cơ chế xác định học phí ở các cơ sở giáo dục đại học tại Việt Nam, từ đó đưa ra một số khuyến nghị cho việc xây dựng cơ chế xác định học phí giáo dục đại học ở Việt Nam.
Số: /2021 Số CIT: 0 Số lượt xem: 1,101
Tìm kiếm biện pháp dạy học nhằm phát triển năng lực cho học sinh trong dạy học Vật lí là một trong những yêu cầu tất yếu của việc đổi mới giáo dục hiện nay. Bài viết trình bày kết quả nghiên cứu vận dụng lí thuyết học tập trải nghiệm David A. Kolb dạy học Vật lí nhằm phát triển năng lực thực nghiệm cho học sinh. Tác giả phân tích lí luận, đưa ra quy trình vận dụng và thực nghiệm sư phạm ở bài “Lực từ. Cảm ứng từ”. Kết quả nghiên cứu cho thấy, vận dụng lí thuyết học tập trải nghiệm trong dạy học Vật lí giúp phát triển năng lực thực nghiệm cho học sinh. Quy trình thực hiện tác giả đưa ra có thể áp dụng tương tự cho các bài học khác trong môn Vật lí.
Số: /2021 Số CIT: 0 Số lượt xem: 930
Bài viết trao đổi về mô hình quản lí dạy học phát triển năng lực học sinh trung học cơ sở với cấu trúc ba thành tố: Lập kế hoạch quản lí dạy học phát triển năng lực học sinh trung học cơ sở; Tổ chức và chỉ đạo thực hiện kế hoạch quản lí dạy học phát triển năng lực học sinh trung học cơ sở; Kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch quản lí dạy học phát triển năng lực học sinh trung học cơ sở. Những thành tố này được xem xét trên phương diện chính là quy trình quản lí dạy học hiện thực hóa mục tiêu phát triển năng lực cho học sinh theo định hướng của Chương trình Giáo dục phổ thông mới.
Số: /2021 Số CIT: 0 Số lượt xem: 2,461
Bài viết tập trung vào khái quát chương trình môn Lịch sử và Địa lí cấp Trung học cơ sở với các đặc điểm, quan điểm, mục tiêu, yêu cầu cần đạt, các nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục, đánh giá kết quả học tập bộ môn. Từ đó đưa ra một số gợi ý về quy trình thiết kế bài học Lịch sử theo định hướng phát triển năng lực học sinh, đồng thời đưa ra ví dụ minh họa thiết kế một bài học cụ thể. Bài viết là kênh thông tin hữu ích để giáo viên tham khảo khi thiết kế bài học nói chung, bài học lịch sử nói riêng theo định hướng phát triển năng lực đáp ứng yêu cầu Chương trình Giáo dục phổ thông 2018.