Số: /2021
Số CIT: 0
Số lượt xem: 988
Trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay, xây dựng và sử dụng khung năng lực cố vấn học tập có vai trò quan trọng hàng đầu trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ này ở các trường đại học nói chung, trường đại học sư phạm kĩ thuật nói riêng. Bài viết đề xuất khung năng lực cố vấn học tập trường đại học sư phạm kĩ thuật gồm 05 thành tố, đó là: 1/ Phẩm chất chính trị, đạo đức và phát triển nghề nghiệp; 2/ Năng lực chuyên môn và năng lực dạy học; 3/ Năng lực nghiệp vụ; 4/ Năng lực nghiên cứu khoa học và tổ chức các hoạt động nghiên cứu khoa học cho người học; 5/ Năng lực phát triển quan hệ xã hội. Khung năng lực này được sử dụng để cải thiện chất lượng của đội ngũ cố vấn học tập và chất lượng đào tạo tại các trường đại học sư phạm kĩ thuật
Số: /2021
Số CIT: 0
Số lượt xem: 1,248
Bài viết đánh giá sự chấp nhận và thực hiện chuyển đổi số trong các cơ sở giáo dục đại học khối ngành Kinh tế ở khu vực miền Bắc. Khảo sát được tiến hành với sự tham gia của 539 sinh viên thuộc các khối ngành Kinh tế và Kinh doanh đến từ 5 trường đại học, gồm: Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học Ngoại thương, Đại học Thương mại, Học viện Ngân hàng và Học viện Tài chính. Nghiên cứu sử dụng các nhân tố từ Mô hình lí thuyết hợp nhất về chấp nhận và thực hiện công nghệ (Unified Theory of Acceptance and Use of Technology - UTAUT) trong một nỗ lực nhằm dựng nên bức tranh tổng quát các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi chấp nhận và thực hiện chuyển đối số trong học tập của sinh viên. Từ phân tích có thể kết luận rằng, phần lớn sinh viên được hỏi có xu hướng chấp nhận và thực hiện chuyển đối số cho mục đích học tập và nghiên cứu tại các cơ sở giáo dục đại học.
Số: /2021
Số CIT: 0
Số lượt xem: 1,350
Dạy học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực người học là một định hướng quan trọng trong Chương trình Giáo dục phổ thông mới. Dạy học môn Ngữ văn cấp Trung học phổ thông cần lưu ý đến việc: Xác định các mục tiêu năng lực cụ thể (năng lực môn học và năng lực chung), các hoạt động học nhằm phát triển phẩm chất, năng lực người học; Các phương pháp, kĩ thuật dạy học, hình thức tổ chức để thực hiện hoạt động học. Ngoài ra, việc lựa chọn phương tiện và đồ dùng dạy học, môi trường học tập cũng rất quan trọng để hỗ trợ cho việc phát triển năng lực của học sinh.
Số: /2021
Số CIT: 0
Số lượt xem: 1,548
Năng lực ngoại ngữ của sinh viên đáp ứng chuẩn đầu ra luôn là một vấn đề được quan tâm hàng đầu ở nhiều trường đại học. Nghiên cứu được tiến hành để đánh giá thực trạng năng lực ngoại ngữ của sinh viên Trường Đại học Y Dược - Đại học Thái Nguyên, từ đó có cơ sở để đề xuất kế hoạch cải tiến, nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ, đặc biệt trong việc nâng cao năng lực ngoại ngữ đáp ứng chuẩn đầu ra cho sinh viên. Kết quả nghiên cứu góp phần làm sáng tỏ những nguyên nhân, yếu tố ảnh hưởng đến năng lực ngoại ngữ của sinh viên và những giải pháp để nâng cao chất lượng dạy, học ngoại ngữ giúp tăng tỉ lệ đạt chuẩn đầu ra ngoại ngữ của sinh viên khi tốt nghiệp. Kết quả nghiên cứu có thể được dùng làm tài liệu tham khảo cho lãnh đạo trường, lãnh đạo bộ môn trong công tác quản lí chuyên môn, xây dựng và phát triển Đề án Ngoại ngữ giai đoạn 2020 - 2025.
Số: /2021
Số CIT: 0
Số lượt xem: 837
Thanh niên (trong đó có sinh viên) là lực lượng đông đảo, có vai trò quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta luôn đánh giá cao vai trò của thanh niên và xác định: “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết”. Vì thế, việc giáo dục đạo đức, bồi dưỡng nhân cách cho sinh viên nhằm xây dựng đội ngũ trí thức tương lai vừa “hồng” vừa “chuyên”, kế tục các thế hệ cha anh trong sự nghiệp cách mạng mới là yêu cầu cơ bản lâu dài và cấp bách trong giai đoạn hiện nay.
Số: /2021
Số CIT: 0
Số lượt xem: 779
Dạy học trải nghiệm đã được nhà khoa học David Kolb nghiên cứu về lí luận và thực tiễn đạt nhiều hiệu quả trong giáo dục. Trong đó, các hoạt động trải nghiệm có vai trò quan trọng trong phát huy tính tích cực, tăng hứng thú và nâng cao hiệu quả học tập cho học sinh. Việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm sẽ giúp cho học sinh đạt được các mục tiêu của giáo dục ở trường phổ thông là hình thành kiến thức khoa học, kĩ năng sống và phát triển năng lực cốt lõi. Học tập trải nghiệm tiếp cận theo nguyên tắc học đi đôi với hành, học sinh sẽ được học thông qua các hoạt động trải nghiệm để hình thành kiến thức mới. Bài viết trình bày kết quả của việc tổ chức học tập hoạt động trải nghiệm cho học sinh tại một số trường trung học phổ thông thuộc địa phận tỉnh Ninh Bình thông qua dạy học trải nghiệm học phần Kim loại kiềm ở trường trung học phổ thông
Số: /2021
Số CIT: 0
Số lượt xem: 1,871
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế và Công nghệ 4.0 ngày nay, giá trị văn hóa đang có những thay đổi, đặc biệt là trong nhận thức và hành vi của học sinh trung học cơ sở. Bài viết chỉ ra những đặc điểm thay đổi của học sinh gắn với yêu cầu giáo dục giá trị văn hóa. Điều này giúp giáo viên, cán bộ quản lí, cha mẹ học sinh hiểu hơn về những hành vi của học sinh và có những phương pháp giáo dục giá trị văn hóa linh hoạt, phù hợp và hiệu quả. Đặc điểm nổi bật về nhận thức của học sinh trung học cơ sở đối với giáo dục giá trị văn hóa là sự hình thành tự ý thức dẫn đến tự giáo dục giá trị văn hóa. Học sinh vừa là khách thể đồng thời là chủ thể của quá trình giáo dục giá trị văn hóa. Tuy nhiên, do học sinh lứa tuổi trung học cơ sở chưa có nhận thức đầy đủ về giá trị văn hóa, dẫn tới những quan niệm, hành vi về giá trị văn hóa chưa đúng đắn. Quá trình tự giáo dục này chịu ảnh hưởng rất nhiều từ “tâm lí bạn bè” và “dư luận xã hội” cả tốt lẫn xấu nên rất cần sự chung tay đồng lòng trong giáo dục giá trị văn hóa từ các lĩnh vực, lực lượng xã hội và từ mỗi gia đình, nhà trường.
Số: /2021
Số CIT: 0
Số lượt xem: 1,260
Dạy học theo hướng phát triển năng lực đang dần trở thành xu thế tất yếu trong giáo dục. Với bộ môn Tiếng Anh cấp Trung học cơ sở, dạy học theo hướng phát triển năng lực thực hành tiếng ngày càng quan trọng và do đó việc quản lí dạy học môn Tiếng Anh theo hướng phát triển năng lực thực hành tiếng càng trở nên cấp thiết. Bài viết tập trung tìm hiểu về đặc trưng và ưu thế của phương pháp dạy học tiếp cận năng lực, các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động dạy học môn Tiếng Anh theo hướng phát triển năng lực thực hành tiếng, cũng như đặc điểm Chương trình môn Tiếng Anh cấp Trung học cơ sở trong Chương trình Giáo dục phổ thông mới để từ đó phân tích một số yêu cầu về nội dung trong quản lí dạy học môn Tiếng Anh cho học sinh Trung học cơ sở theo hướng phát triển năng lực thực hành tiếng trong Chương trình Giáo dục phổ thông mới.
Số: /2021
Số CIT: 0
Số lượt xem: 948
Bài viết phân tích thực trạng hành vi gây hấn của học sinh khuyết tật trí tuệ dựa trên những thống kê cụ thể về biểu hiện và tần suất, mức độ nghiêm trọng của hành vi gây hấn. Kết quả cho thấy, biểu hiện hành vi gây hấn rất đa dạng với 7 biểu hiện dưới dạng tấn công bằng thể chất, 6 biểu hiện dưới dạng tân công bằng lời nói. Tần suất xuất hiện của các hành vi gây hấn diễn ra ở dạng hành vi gây hấn tấn công bằng thể chất nhiều hơn dạng tấn công bằng lời. Kết quả nghiên cứu làm cơ sở để xác định các phương pháp giáo dục giảm thiểu hành vi gây hấn cho học sinh khuyết tật trí tuệ cấp Tiểu học.
Số: /2021
Số CIT: 0
Số lượt xem: 853
Bài viết mô tả 3 mục tiêu xây dựng Chiến lược Phát triển Giáo dục phổ thông Malaysia, gồm: 1/ Hiểu được thực trạng và những thách thức của hệ thống giáo dục Malaysia, chú trọng tăng cường tiếp cận giáo dục, nâng cao các tiêu chuẩn (chất lượng), thu hẹp khoảng cách về kết quả học tập (công bằng), tăng cường sự đồng thuận của học sinh và tối đa hóa hiệu quả của hệ thống; 2/ Thiết lập một tầm nhìn rõ ràng và đầy khát vọng cho từng học sinh và cả hệ thống giáo dục trong 13 năm tiếp theo; 3/ Thiết kế một chương trình chuyển đổi toàn diện cho cả hệ thống, bao gồm cả những thay đổi thiết yếu đối với Bộ Giáo dục, đồng thời cũng làm rõ quá trình xây dựng, cấu trúc, nội dung, giải pháp và lộ trình thực hiện Chiến lược Phát triển Giáo dục phổ thông của Malaysia giai đoạn 2013 - 2025. Từ đó, rút ra bài học kinh nghiệm cho xây dựng Chiến lược Phát triển Giáo dục Việt Nam 2021 - 2030.