Số: /2021
Số CIT: 0
Số lượt xem: 704
Chi bộ có vị trí, vai trò rất quan trọng, là cầu nối giữa Đảng với nhân dân. Do vậy, hoạt động của chi bộ mà chủ yếu thông qua sinh hoạt chi bộ chính là nhằm thống nhất tư tưởng, tổ chức và hành động trong toàn Đảng để thực hiện mục tiêu của Đảng, gây dựng và giữ vững niềm tin trong đảng viên. Trong đó, chi bộ trong các trường đại học, cao đẳng giữ vị trí, vai trò vô cùng quan trọng trong giai đoạn hiện nay. Để nâng cao năng lực lãnh đạo của các chi bộ trong trường đại học, cao đẳng trong tình hình mới hiện nay thì yêu cầu cấp thiết và đầu tiên là nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ. Chi bộ trong các trường đại học, cao đẳng có những đặc điểm riêng biệt. Bởi vậy, vấn đề đặt ra đối với chi bộ trong các trường đại học, cao đẳng hiện nay là ngoài việc nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ thường kì thì cần đặc biệt quan tâm đến sinh hoạt chi bộ theo các chuyên đề phù hợp với đặc điểm riêng của mình để chi bộ kịp thời bám sát, lãnh đạo, giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn. Qua đó, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng đối với sự nghiệp giáo dục và đào tạo trong tình hình mới hiện nay
Số: /2021
Số CIT: 0
Số lượt xem: 809
Rối loạn phổ tự kỉ là một dạng khuyết tật phát triển được đặc trưng bởi những khiếm khuyết về tương tác xã hội, giao tiếp và những hành vi định hình lặp lại. Trong các khó khăn đó thì khó khăn về ngôn ngữ có ảnh hưởng đến giao tiếp, học tập, hành vi và hoà nhập xã hội của trẻ. Có nhiều phương pháp, biện pháp để phát triển ngôn ngữ cho trẻ trong đó tổ chức trò chơi tại các lớp mẫu giáo giúp trẻ hình thành và phát triển ngôn ngữ một cách tự nhiên và hiệu quả. Tuy nhiên, khi tổ chức trò chơi nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ, giáo viên cần điều chỉnh cách tổ chức hướng dẫn như là thay đổi nội dung, cách thức, hình thức, phương tiện sử dụng.
Số: /2021
Số CIT: 0
Số lượt xem: 761
Trước hết, xã hội học tập bao gồm hệ thống giáo dục suốt đời cung cấp cơ hội cho người dân có thể học tập mọi nơi, mọi thời điểm trong suốt cuộc đời để mở rộng, củng cố và cập nhật, phát triển năng lực (kiến thức, kĩ năng, thái độ) theo nhu/yêu cầu. Tuy nhiên, có thể tận dụng hữu ích các cơ hội học tập này còn đòi hỏi có chính sách/quy định tạo động lực học tập suốt đời cho người dân. Hơn nữa, để học tập suốt đời, người dân/học cần có năng lực tự học được hình thành và phát triển trong quá trình học tập tại cơ sở giáo dục cũng như quá trình tự trải nghiệm của bản thân trong thực tiễn. Tiếp theo, để có thể học tập mọi nơi, mọi lúc còn đòi hỏi cần phát triển môi trường giáo dục/ học tập suốt đời tích cực và cộng đồng học tập. Cuối cùng, quy trình rà soát, điều chỉnh, bổ sung các chính sách/quy định phát triển xã hội học tập đã được đề xuất.
Số: /2021
Số CIT: 0
Số lượt xem: 1,060
Động lực học tập có ảnh hưởng tích cực đến sự tham gia vào không gian học tập của sinh viên và các nhà giáo dục làm thế nào đó để có thể áp dụng được vấn đề này vào việc thiết kế chương trình nhằm cải thiện chất lượng và phân phối hợp lí các khóa học. Động lực bên trong, bên ngoài và các giá trị có liên quan sẽ ảnh hưởng đến mục tiêu mà sinh viên mong muốn đạt được sau khóa học. Bài viết đề cập đến tính tự điều chỉnh động lực trong học tập của sinh viên. Sinh viên có thể tích cực tìm kiếm nguồn tài liệu tham khảo theo chương trình khóa học nhằm cải thiện kết quả học tập. Sẽ là hợp lí khi sinh viên được tạo điều kiện sử dụng thiết bị công nghệ, hoặc sinh viên được khuyến khích sử dụng sáng kiến của riêng họ để tự điều chỉnh động lực trong học tập và tìm kiếm thông tin hỗ trợ quá trình học tập của họ.
Số: /2021
Số CIT: 0
Số lượt xem: 1,488
Bài viết trình bày về thực trạng giáo dục tỉnh Vĩnh Phúc, bao gồm giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên với các bình diện tiếp cận, chất lượng và điều kiện đảm bảo giáo dục. Theo đó, trong thời gian qua, giáo dục Vĩnh Phúc đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận. Tuy nhiên, ngành Giáo dục vẫn đang phải đối mặt với một số khó khăn như: thiếu đội ngũ, cơ sở vật chất; một tỉ lệ không nhỏ GV chưa đạt chuẩn theo quy định của Luật Giáo dục 2019. Ngành Giáo dục đã xác định 8 nhóm nhiệm vụ giải pháp nhằm khắc phục những bất cập hiện tại, đồng thời đưa giáo dục Vĩnh Phúc phát triển hơn nữa trong giai đoạn tới.
Số: /2021
Số CIT: 0
Số lượt xem: 1,751
Bằng cách kết hợp những ưu thế của mô hình dạy truyền thống và trực tuyến (E-learning), mô hình học tập kết hợp (Blended Learning) đã mang lại những lợi ích trong giáo dục và đây là mô hình đang dần trở thành xu thế tất yếu của thế giới trong giáo dục đào tạo. Dưới tiếp cận của mô hình này, bài viết đưa ra cơ sở lí luận về Blended Learning, đồng thời phân tích các mô hình của Blended Learning, qua đó cho thấy những lợi ích của mô hình này khi áp dụng vào các trường đại học
Số: /2021
Số CIT: 0
Số lượt xem: 738
Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 theo định hướng phát triển năng lực đã và đang được triển khai ở các cấp học thuộc hệ thống Giáo dục phổ thông ở Việt Nam. Chương trình bao gồm các quan điểm xây dựng mục tiêu; cấu trúc nội dung; phương pháp, phương tiện; đánh giá kết quả giáo dục … được xây dựng, thiết kế nhằm tạo cơ hội hình thành và phát triển năng lực chung, cũng như các năng lực đặc thù (năng lực môn học) cho học sinh trong quá trình học tập và rèn luyện tại các nhà trường phổ thông. Là một trong những môn học chính, giáo dục thể chất không chỉ góp phần giúp học sinh phát triển các năng lực chung mà còn giúp học sinh phát triển các năng lực thể chất. Trong bối cảnh Chương trình Giáo dục thể chất 2018 bắt đầu được triển khai ở lớp 6 cấp Trung học cơ sở từ năm học 2021 - 2022, để góp phần nâng cao hiệu quả trong triển khai Chương trình mới, bài viết tìm hiểu những điểm ưu việt của Chương trình Giáo dục thể chất 2018 cấp Trung học cơ sở so với Chương trình Thể dục hiện hành, từ đó đề xuất một số định hướng về phương pháp, hình thức tổ chức dạy học nhằm tạo cơ hội hình thành và phát triển năng lực thể chất cho học sinh, đáp ứng mục tiêu giáo dục đã đề ra.
Số: /2021
Số CIT: 0
Số lượt xem: 1,100
Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, việc xác định miễn học phí hay tính học phí không chỉ phụ thuộc vào điều kiện kinh tế xã hội mà còn thể phụ thuộc vào chính sách và ưu tiên của mỗi quốc gia. Nhìn chung, những nước có thu nhập cao có xu hướng miễn học phí vì những quốc gia này có nền tảng tài chính mạnh, đảm bảo nguồn ngân sách nhà nước cho chi tiêu giáo dục. Trong khi đó, những nước có thu học phí ở các cấp học đưa ra nhiều gói hỗ trợ giúp đỡ các đối tượng học sinh, sinh viên khó khăn có cơ hội được tiếp cận các dịch vụ giáo dục. Trong bức tranh toàn cảnh của giáo dục quốc tế, Việt Nam đã có nhiều quyết sách thể hiện sự ưu tiên đối với giáo dục, trong đó có chính sách miễn giảm học phí. Trong giai đoạn tới, Việt Nam cần tiếp tục hoàn thiện các chính sách miễn giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập để tiếp tục đảm bảo quyền tiếp cận giáo dục công bằng cho các đối tượng trẻ em, học sinh, sinh viên có điều kiện kinh tế khó khăn có cơ hội đến trường, nâng cao dân trí và chất lượng giáo dục.
Số: /2021
Số CIT: 0
Số lượt xem: 1,545
Năng lực cảm xúc - xã hội ở chiều kích sức khỏe tâm thần là một hướng tiếp cận mới của năng lực cảm xúc - xã hội tại Việt Nam. Bài viết trình bày thực trạng niềm tin vào bản thân, một trong bốn thành tố của mô hình năng lực cảm xúc - xã hội ở chiều kích sức khỏe tâm thần, của 474 học sinh trung học phổ thông ở một số tỉnh, thành của Việt Nam. Kết quả khảo sát và phỏng vấn cho thấy, học sinh có niềm tin vào bản thân ở mức trung bình. Các em chưa có sự kiên trì đối với chính mình. Từ đây, việc đề xuất các biện pháp củng cố, hỗ trợ học sinh rèn luyện sự kiên trì, kiên định với chính mình là rất cần thiết để củng cố niềm tin vào bản thân cho các em.
Số: /2021
Số CIT: 0
Số lượt xem: 1,030
Khi được khảo sát, cán bộ quản lí cũng như giáo viên dạy cấp Tiểu học đều có nhận định chung rằng hiện nay họ đang phải chịu áp lực từ việc dạy học online, việc chọn sách giáo khoa năm học 2020-2021. Cán bộ quản lí chịu áp lực nhiều hơn giáo viên. Trong đó, cán bộ quản lí thành thị, miền núi áp lực nhiều với việc dạy học online còn ở nông thôn cán bộ quản lí lại rất áp lực với việc chọn sách giáo khoa. Mặc dù kết quả nghiên cứu chỉ dựa trên số liệu khảo sát online, chưa đủ cơ sở, đảm bảo nhận xét nhưng kết quả nghiên cứu này đã đang và sẽ là kênh thông tin, nguồn tham khảo giúp các nhà nghiên cứu, các nhà hoạch định, quản lí có những giải pháp phù hợp nhằm giảm áp lực cho cán bộ quản lí, giáo viên ở mỗi vùng miền để nâng cao hiệu quả dạy và học.