Danh sách bài viết

Số: /2021 Số CIT: 0 Số lượt xem: 1,033
Tham quan trải nghiệm là một trong những hoạt động giáo dục góp phần phát triển năng lực, phẩm chất học sinh. Thời gian qua, nhiều cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố Cần Thơ đã tích cực, chủ động tiếp cận và vận dụng mục tiêu của hoạt động trải nghiệm theo Chương trình Giáo dục phổ thông mới phù hợp với từng cấp học, bậc học. Tuy nhiên, hoạt động này chỉ mang tính chất tham quan ngoại khoá, chưa đi vào một môn học cụ thể nào. Bài viết trình bày vấn đề tổ chức dạy học tham quan trải nghiệm tại di sản văn hoá trong dạy học Lịch sử Việt Nam lớp 10 trường trung học phổ thông nhằm đa dạng hoá các hình thức tổ chức dạy học góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn.
Số: /2021 Số CIT: 0 Số lượt xem: 1,496
Thời gian qua, ở Việt Nam, dạy học trực tuyến đã được triển khai và ngày càng gia tăng cả về số lượng lẫn chất lượng.Thực tiễn dạy học trực tuyến cho thấy còn những khó khăn, chủ yếu liên quan tới cơ sở hạ tầng kĩ thuật, năng lực quản lí, tổ chức dạy học của cán bộ quản lí, giáo viên hay khả năng tự chủ, tự học của học sinh. Để dạy học nói chung, dạy học trực tuyến nói riêng đạt chất lượng, hiệu quả thì rất cần phải tiếp cận tổng thể. Nhiều nhà khoa học đã đề cập đến hệ sinh thái giáo dục, bao gồm con người (người dạy, người học,…); môi trường giáo dục (thực, ảo; tư liệu,...); các mối quan hệ giữa các đối tượng (phương thức giáo dục; đánh giá kết quả;...). Trên cơ sở tìm hiểu các bài viết của một số học giả, tác giả mô tả sơ bộ về cách tiếp cận hệ sinh thái giáo dục, các thành tố; hình dung về một số khó khăn, thuận lợi; tiêu chí đánh giá chất lượng; một mô hình hệ sinh thái giáo dục của Việt Nam.
Số: /2021 Số CIT: 0 Số lượt xem: 1,025
Trước những thách thức và yêu cầu ngày càng cao của thực tiễn đã đặt ra cho người lãnh đạo những yêu cầu mới. Một trong những vấn đề lí luận gần đây được nhiều học giả quan tâm nghiên cứu đó là năng lực lãnh đạo, nhất là sự tác động của công nghệ số đến năng lực lãnh đạo không chỉ đi theo những cách thức lãnh đạo truyền thống mà các giá trị, phẩm chất có tính phổ quát như tôn trọng, phục vụ, công bằng, trung thực, trách nhiệm, vì cộng đồng,… ngày càng được khẳng định như một trong những nền tảng thiết yếu giúp người lãnh đạo kiến tạo tầm nhìn cũng như tạo ảnh hưởng về các tầm nhìn đó vào trong hành động của nhân viên. Tuy nhiên, ở Việt Nam, một đất nước đang có sự chuyển đổi mạnh mẽ từ một nền kinh tế kế hoạch hóa sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, các giá trị lãnh đạo, nhất là năng lực lãnh đạo cần được điều chỉnh, bổ sung và phát triển nhằm theo kịp với những yêu cầu của kỉ nguyên số hiện nay.
Số: /2021 Số CIT: 0 Số lượt xem: 2,071
Sự phát triển của công nghệ đa phương tiện và công nghệ thông tin cũng như việc sử dụng Internet trong xu thế của cuộc Cách mạng 4.0 được xem là những kĩ thuật giảng dạy mới hiện đại đã làm thay đổi cơ bản phương thức giảng dạy truyền thống. Các trường đại học không ngừng đưa ra những hình thức học tập đa dạng và phong phú theo phương thức đào tạo trực tuyến để không ngừng nâng cao khả năng học trực tuyến của người học trong một thị trường giáo dục trực tuyến đang phát triển nhanh dưới tác động của của Cách mạng 4.0 hiện nay. Điều này đặt ra yêu cầu quản lí đào tạo đại học cũng phải có những thay đổi thích ứng về hình thức đào tạo và phương pháp giảng dạy mới trên nền tảng số, để chủ động đón nhận và hòa nhập vào cuộc Cách mạng công nghệ 4.0. Việc ứng dụng hệ thống quản lí học tập trực tuyến (Learning Management System - LMS) trong hoạt động quản lí điều hành tại các trường đại học được xem như một phương tiện hữu ích và hiệu quả, nhằm tăng cường nội lực, tính chủ động của các đơn vị, góp phần hiện đại hóa giáo dục - đào tạo. Bài báo khái quát về hệ thống quản lí học tập LMS ở bậc Đại học. Trong phạm vi bài viết, tác giả giới thiệu tổng thể của loại hình LMS, mức độ phổ biến của LMS trên thới giới, thực trạng ứng dụng tại Việt Nam và xu hướng phát triển trong tương lai của hệ thống này. Các kết quả nghiên cứu có thể được sử dụng làm căn cứ để các trường đại học tại Việt Nam xem xét và lựa chọn việc áp dụng các mô hình LMS một cách phù hợp và hiệu quả với thực tiễn.
Số: /2021 Số CIT: 0 Số lượt xem: 1,101
Từ những năm cuối của thế kỉ XX, dạy học trực tuyến đã được quan tâm, nghiên cứu, thử nghiệm và triển khai trên phạm vi toàn cầu. Ở Việt Nam, cùng với các chính sách ứng dụng công nghệ trong dạy học, sự phát triển của các nền tảng lưu truyền dữ liệu, mạng xã hội, các chương trình dạy học trực tuyến ra đời ngày càng nhiều. Giáo dục trực tuyến với ưu điểm: Tài liệu được lưu trữ trên internet giúp cho người học dễ học, dễ tiếp cận; sự hỗ trợ của công nghệ dễ dàng cho phân hóa và chương trình hóa, tạo điều kiện để người học tự học, học chủ động; …Trong bối cảnh hiện nay, chúng ta đang sống trong kỉ nguyên số, toàn cầu hóa, đặc biệt là diễn biến phức tạp của dịch bệnh đòi hỏi dạy học trực tuyến trở thành một phương thức dạy và học dành cho mọi người. Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam cũng đã chính thức công nhận hình thức dạy học trực tuyến trong nhà trường. Tuy nhiên, chất lượng nội dung dạy học trực tuyến vẫn còn là một vấn đề bị bỏ ngỏ, thực tế nhiều chương trình dạy học trực tuyến đã không được kiểm soát chất lượng cũng như chưa có một yêu cầu đảm bảo chất lượng một cách chính thức nào được ban hành. Tác giả tiến hành một nghiên cứu thực tiễn về nội dung của một số chương trình dạy học trực tuyến, đối sánh với những yêu cầu sư phạm để tìm hiểu: Cần đặt ra những yêu cầu gì cho nội dung dạy học trực tuyến giáo dục phổ thông trong bối cảnh hiện nay? Bài viết trình bày kết quả nghiên cứu một số vấn đề lí luận, thực tiễn về yêu cầu đối với nội dung dạy học trực tuyến trong bối cảnh đổi mới giáo dục và thích ứng với những biến đổi xã hội khác nhằm đảm bảo chất lượng giáo dục.
Số: /2021 Số CIT: 0 Số lượt xem: 1,474
Bài viết trình bày một số vấn đề cơ bản liên quan đến học liệu Elearning, cách khai thác và sử dụng học liệu trong tự học, tự bồi dưỡng phát triển chuyên môn của giáo viên tiểu học và một số kết quả nghiên cứu đánh giá về tác động của học liệu E-learning đến tự học, tự bồi dưỡng phát triển chuyên môn của giáo viên tiểu học trên cơ sở xin ý kiến đánh giá của của 250 giáo viên tiểu học thuộc các tỉnh và thành phố: Hà Nội, Nam Định, Thái Bình, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh sau khi sử dụng một số mô đun của hệ thống học liệu do chúng tôi thiết kế xây dựng (từ năm 2015 đến nay).Trên cơ sở đó, bài viết cũng đưa ra một số khuyến nghị thúc đẩy ứng dụng E-learning vào trong đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, góp phần nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên thực hiện đổi mới căn bản toàn diện giáo dục.
Số: /2021 Số CIT: 0 Số lượt xem: 1,945
Mặc dù phát triển gần như cùng một lúc với Internet nhưng mãi tới gần đây vai trò của giáo dục trực tuyến mới được quan tâm và thừa nhận một cách rộng rãi. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại có đến hàng tỉ cá nhân tham gia học tập trực tuyến ở tất cả các cấp học và loại hình đào tạo. Do tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến một cách phức tạp dẫn đến giãn cách xã hội, giáo dục trực tuyến đã thay thế giáo dục truyền thống, giúp cho đại bộ phận học sinh, sinh viên không cần phải đến trường vẫn có thể theo học, tiếp thu được kiến thức thông qua mạng Internet. Tất nhiên, giáo dục trực tuyến mới chỉ đang trong giai đoạn bắt đầu phát triển. Nó chỉ mang vai trò bổ trợ chứ không thể thay thế cho giáo dục truyền thống. Để có một cách nhìn toàn diện về vai trò của giáo dục đại học trực tuyến trong giai đoạn phát triển mới, bài báo đề cập đến tình hình phát triển giáo dục đại học trực tuyển trong thời gian gần đây, đặc biệt trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19. Bên cạnh đó, cũng cần phải xác định lại mô hình giáo dục trực tuyến một cách phù hợp với điều kiện của các cơ sở giáo dục tại Việt Nam. Một mô hình về đào tạo trực tuyến của Trường Đại học Mở Hà Nội được đưa ra dưới dạng khung làm việc để các cơ sở giáo dục tham khảo. Cuối cùng, một số tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng dành cho giáo dục Đại học trực tuyến cũng được đề xuất căn cứ trên việc khảo sát mô hình của Trường Đại học Mở Hà Nội.
Số: /2021 Số CIT: 0 Số lượt xem: 1,145
Quản lí lớp học khi giảng dạy các học phần ở bậc Đại học là trách nhiệm của giảng viên đứng lớp. Quản lí lớp học có vai trò quan trọng nhất trong các vai trò của của giảng viên. Bài báo trình bày các vấn đề: Quản lí lớp trong giảng dạy các học phần ở bậc Đại học và một số kinh nghiệm quản lí lớp trong giảng dạy học phần. Quản lí lớp tập trung vào các vấn đề học phần và quản lí lớp học phần. Kinh nghiệm quản lí lớp trong giảng dạy học phần được chia thành hai nhóm: Xây dựng và tổ chức lớp học phần tự quản và Tăng cường các biện pháp khuyến khích, điều chỉnh thái độ học tập của sinh viên.
Số: /2021 Số CIT: 0 Số lượt xem: 720
Bài viết trình bày khái niệm về hành vi tìm kiếm thông tin và sự lo âu khi sử dụng thư viện. Bên cạnh đó, bài viết phân tích hiện trạng lo âu khi sử dụng thư viện của sinh viên đại học từ kết quả chọn mẫu khảo sát bằng bảng hỏi dành cho sinh viên. Bảng hỏi được xây dựng dựa trên thang đo lường sự lo âu khi sử dụng thư viện. Trên cơ sở đó, bài viết đề xuất một số biện pháp nhằm giảm thiểu sự lo âu khi sử dụng thư viện của sinh viên trong quá trình tìm kiếm thông tin phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và giải trí
Số: /2021 Số CIT: 0 Số lượt xem: 3,476
Sinh viên Việt Nam là nguồn nhân lực chất lượng cao của đất nước. Việc chăm lo giáo dục đạo đức mới cho sinh viên Việt Nam hiện nay có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Cùng với giáo dục thể chất, văn hoá, giáo dục chuyên môn, nghiệp vụ, giáo dục đạo đức góp phần hoàn thiện các mặt, đức, trí, thể, mĩ cho sinh viên Việt Nam nói riêng, thanh niên Việt Nam nói chung - thế hệ kế tục sự nghiệp cách mạng nước nhà.