Số: /2021
Số CIT: 0
Số lượt xem: 1,751
Bằng cách kết hợp những ưu thế của mô hình dạy truyền thống và trực tuyến (E-learning), mô hình học tập kết hợp (Blended Learning) đã mang lại những lợi ích trong giáo dục và đây là mô hình đang dần trở thành xu thế tất yếu của thế giới trong giáo dục đào tạo. Dưới tiếp cận của mô hình này, bài viết đưa ra cơ sở lí luận về Blended Learning, đồng thời phân tích các mô hình của Blended Learning, qua đó cho thấy những lợi ích của mô hình này khi áp dụng vào các trường đại học
Số: /2021
Số CIT: 0
Số lượt xem: 738
Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 theo định hướng phát triển năng lực đã và đang được triển khai ở các cấp học thuộc hệ thống Giáo dục phổ thông ở Việt Nam. Chương trình bao gồm các quan điểm xây dựng mục tiêu; cấu trúc nội dung; phương pháp, phương tiện; đánh giá kết quả giáo dục … được xây dựng, thiết kế nhằm tạo cơ hội hình thành và phát triển năng lực chung, cũng như các năng lực đặc thù (năng lực môn học) cho học sinh trong quá trình học tập và rèn luyện tại các nhà trường phổ thông. Là một trong những môn học chính, giáo dục thể chất không chỉ góp phần giúp học sinh phát triển các năng lực chung mà còn giúp học sinh phát triển các năng lực thể chất. Trong bối cảnh Chương trình Giáo dục thể chất 2018 bắt đầu được triển khai ở lớp 6 cấp Trung học cơ sở từ năm học 2021 - 2022, để góp phần nâng cao hiệu quả trong triển khai Chương trình mới, bài viết tìm hiểu những điểm ưu việt của Chương trình Giáo dục thể chất 2018 cấp Trung học cơ sở so với Chương trình Thể dục hiện hành, từ đó đề xuất một số định hướng về phương pháp, hình thức tổ chức dạy học nhằm tạo cơ hội hình thành và phát triển năng lực thể chất cho học sinh, đáp ứng mục tiêu giáo dục đã đề ra.
Số: /2021
Số CIT: 0
Số lượt xem: 1,100
Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, việc xác định miễn học phí hay tính học phí không chỉ phụ thuộc vào điều kiện kinh tế xã hội mà còn thể phụ thuộc vào chính sách và ưu tiên của mỗi quốc gia. Nhìn chung, những nước có thu nhập cao có xu hướng miễn học phí vì những quốc gia này có nền tảng tài chính mạnh, đảm bảo nguồn ngân sách nhà nước cho chi tiêu giáo dục. Trong khi đó, những nước có thu học phí ở các cấp học đưa ra nhiều gói hỗ trợ giúp đỡ các đối tượng học sinh, sinh viên khó khăn có cơ hội được tiếp cận các dịch vụ giáo dục. Trong bức tranh toàn cảnh của giáo dục quốc tế, Việt Nam đã có nhiều quyết sách thể hiện sự ưu tiên đối với giáo dục, trong đó có chính sách miễn giảm học phí. Trong giai đoạn tới, Việt Nam cần tiếp tục hoàn thiện các chính sách miễn giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập để tiếp tục đảm bảo quyền tiếp cận giáo dục công bằng cho các đối tượng trẻ em, học sinh, sinh viên có điều kiện kinh tế khó khăn có cơ hội đến trường, nâng cao dân trí và chất lượng giáo dục.
Số: /2021
Số CIT: 0
Số lượt xem: 1,545
Năng lực cảm xúc - xã hội ở chiều kích sức khỏe tâm thần là một hướng tiếp cận mới của năng lực cảm xúc - xã hội tại Việt Nam. Bài viết trình bày thực trạng niềm tin vào bản thân, một trong bốn thành tố của mô hình năng lực cảm xúc - xã hội ở chiều kích sức khỏe tâm thần, của 474 học sinh trung học phổ thông ở một số tỉnh, thành của Việt Nam. Kết quả khảo sát và phỏng vấn cho thấy, học sinh có niềm tin vào bản thân ở mức trung bình. Các em chưa có sự kiên trì đối với chính mình. Từ đây, việc đề xuất các biện pháp củng cố, hỗ trợ học sinh rèn luyện sự kiên trì, kiên định với chính mình là rất cần thiết để củng cố niềm tin vào bản thân cho các em.
Số: /2021
Số CIT: 0
Số lượt xem: 1,030
Khi được khảo sát, cán bộ quản lí cũng như giáo viên dạy cấp Tiểu học đều có nhận định chung rằng hiện nay họ đang phải chịu áp lực từ việc dạy học online, việc chọn sách giáo khoa năm học 2020-2021. Cán bộ quản lí chịu áp lực nhiều hơn giáo viên. Trong đó, cán bộ quản lí thành thị, miền núi áp lực nhiều với việc dạy học online còn ở nông thôn cán bộ quản lí lại rất áp lực với việc chọn sách giáo khoa. Mặc dù kết quả nghiên cứu chỉ dựa trên số liệu khảo sát online, chưa đủ cơ sở, đảm bảo nhận xét nhưng kết quả nghiên cứu này đã đang và sẽ là kênh thông tin, nguồn tham khảo giúp các nhà nghiên cứu, các nhà hoạch định, quản lí có những giải pháp phù hợp nhằm giảm áp lực cho cán bộ quản lí, giáo viên ở mỗi vùng miền để nâng cao hiệu quả dạy và học.
Số: /2021
Số CIT: 0
Số lượt xem: 1,022
Tổng quan các tài liệu dạy viết trên thế giới, chúng tôi nhận thấy, hiện nay đang tồn tại ba quan niệm phổ biến về phương pháp dạy viết văn bản cho học sinh. Đó là phương pháp tiếp cận sản phẩm, phương pháp tiếp cận quy trình và phương pháp tiếp cận thể loại. Mỗi phương pháp có những ưu điểm và hạn chế trong dạy học viết cho học sinh. Từ những kết quả phân tích đó, bài viết đề xuất rằng, cần có những thay đổi về phương pháp dạy viết cho học sinh. Khi dạy học viết văn bản, tuỳ thuộc vào từng kiểu văn bản cụ thể, giáo viên có thể áp dụng các phương pháp dạy viết khác nhau, hoặc có thể kết hợp cả phương pháp dạy viết theo tiến trình và phương pháp dạy viết theo thể loại đối với cùng một kiểu văn bản. Gắn liền với sự thay đổi về phương pháp dạy học viết, giáo viên cần áp dụng đồng bộ nhiều biện pháp khác như tích hợp giữa đọc và viết, thay đổi cách kiểm tra đánh giá… Việc phối hợp đồng bộ nhiều biện pháp sẽ góp phần phát triển năng lực viết sáng tạo của học sinh, góp phần hạn chế tình trạng sao chép văn mẫu.
Số: /2021
Số CIT: 0
Số lượt xem: 720
Bài viết trình bày khái niệm về hành vi tìm kiếm thông tin và sự lo âu khi sử dụng thư viện. Bên cạnh đó, bài viết phân tích hiện trạng lo âu khi sử dụng thư viện của sinh viên đại học từ kết quả chọn mẫu khảo sát bằng bảng hỏi dành cho sinh viên. Bảng hỏi được xây dựng dựa trên thang đo lường sự lo âu khi sử dụng thư viện. Trên cơ sở đó, bài viết đề xuất một số biện pháp nhằm giảm thiểu sự lo âu khi sử dụng thư viện của sinh viên trong quá trình tìm kiếm thông tin phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và giải trí
Số: /2021
Số CIT: 0
Số lượt xem: 3,476
Sinh viên Việt Nam là nguồn nhân lực chất lượng cao của đất nước. Việc chăm lo giáo dục đạo đức mới cho sinh viên Việt Nam hiện nay có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Cùng với giáo dục thể chất, văn hoá, giáo dục chuyên môn, nghiệp vụ, giáo dục đạo đức góp phần hoàn thiện các mặt, đức, trí, thể, mĩ cho sinh viên Việt Nam nói riêng, thanh niên Việt Nam nói chung - thế hệ kế tục sự nghiệp cách mạng nước nhà.
Số: /2021
Số CIT: 0
Số lượt xem: 986
Trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay, xây dựng và sử dụng khung năng lực cố vấn học tập có vai trò quan trọng hàng đầu trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ này ở các trường đại học nói chung, trường đại học sư phạm kĩ thuật nói riêng. Bài viết đề xuất khung năng lực cố vấn học tập trường đại học sư phạm kĩ thuật gồm 05 thành tố, đó là: 1/ Phẩm chất chính trị, đạo đức và phát triển nghề nghiệp; 2/ Năng lực chuyên môn và năng lực dạy học; 3/ Năng lực nghiệp vụ; 4/ Năng lực nghiên cứu khoa học và tổ chức các hoạt động nghiên cứu khoa học cho người học; 5/ Năng lực phát triển quan hệ xã hội. Khung năng lực này được sử dụng để cải thiện chất lượng của đội ngũ cố vấn học tập và chất lượng đào tạo tại các trường đại học sư phạm kĩ thuật
Số: /2021
Số CIT: 0
Số lượt xem: 1,247
Bài viết đánh giá sự chấp nhận và thực hiện chuyển đổi số trong các cơ sở giáo dục đại học khối ngành Kinh tế ở khu vực miền Bắc. Khảo sát được tiến hành với sự tham gia của 539 sinh viên thuộc các khối ngành Kinh tế và Kinh doanh đến từ 5 trường đại học, gồm: Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học Ngoại thương, Đại học Thương mại, Học viện Ngân hàng và Học viện Tài chính. Nghiên cứu sử dụng các nhân tố từ Mô hình lí thuyết hợp nhất về chấp nhận và thực hiện công nghệ (Unified Theory of Acceptance and Use of Technology - UTAUT) trong một nỗ lực nhằm dựng nên bức tranh tổng quát các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi chấp nhận và thực hiện chuyển đối số trong học tập của sinh viên. Từ phân tích có thể kết luận rằng, phần lớn sinh viên được hỏi có xu hướng chấp nhận và thực hiện chuyển đối số cho mục đích học tập và nghiên cứu tại các cơ sở giáo dục đại học.