Danh sách bài viết

Số: /2021 Số CIT: 0 Số lượt xem: 766
Nghiên cứu phân tích, đánh giá sự thay đổi trong nhận thức, kiến thức và kĩ năng dạy học, hỗ trợ học sinh khiếm thính của giáo viên tại một số trường chuyên biệt và trường hòa nhập sau khi tham gia tập huấn chuyên môn online kết hợp offline.
Số: /2021 Số CIT: 0 Số lượt xem: 1,389
Kĩ năng tính toán cơ bản như cộng, trừ, nhân, chia là những kĩ năng cốt lõi và quan trọng trong chương trình toán tiểu học. Khi tham gia học tập môn Toán, học sinh khuyết tật trí tuệ gặp nhiều khó khăn trong việc lĩnh hội và áp dụng những kĩ năng tính toán cơ bản này. Nghiên cứu dưới đây đã xem xét hiệu quả của việc sử dụng hướng dẫn theo quy trình cụ thể - biểu tượng - trừu tượng (CRA) đối với việc nâng cao kĩ năng tính toán cơ bản cho học sinh khuyết tật trí tuệ hoà nhập. Kết quả cho thấy sự cải thiện đáng kể đối với nhóm học sinh thực nghiệm - những cá nhân có cơ hội tiếp xúc với các bài tập thao tác và các bài tập dạng trực quan. Bên cạnh đó, thời gian luyện tập, thực hành được coi là yếu tố dự báo quan trọng đối với hiệu quả thực hiện tính toán của học sinh. Những kết quả này giúp thay đổi cách hỗ trợ học sinh khuyết tật trí tuệ học tính toán trong bối cảnh hòa nhập tiểu học.
Số: /2021 Số CIT: 0 Số lượt xem: 962
Các nghiên cứu và thực tiễn hiện tại ở Việt Nam cho thấy rằng nội dung và thực hành can thiệp cho trẻ có rối loạn phổ tự kỉ phần lớn được thực hiện tập trung tại các cơ sở cung cấp dịch vụ can thiệp đặc biệt và không có một hệ thống giám sát chính thống. Chất lượng can thiệp đã được báo cáo là không đồng đều giữa các cơ sở. Do vậy, nghiên cứu này đã tổng hợp và phân tích 15 nghiên cứu và báo cáo khoa học trên thế giới về các tiêu chí và chiến lược lựa chọn can thiệp phù hợp với trẻ có rối loạn phổ tự kỉ. Các kết quả được phân loại thành hai nhóm cho hai đối tượng khác nhau là nhà chuyên môn và cha mẹ/người chăm sóc. Cuối cùng, một danh mục cơ bản nhằm hỗ trợ các cá nhân tham gia vào quá trình can thiệp cho trẻ tham khảo và lựa chọn can thiệp phù hợp đã được đề xuất dựa trên thông tin từ các nghiên cứu trước đó trên thế giới và kinh nghiệm thực hành lâm sàng của nhóm nghiên cứu. Danh mục gồm 3 nội dung chính là: các can thiệp dựa trên thực chứng, nội dung kế hoạch can thiệp tổng thể và tiến trình thực hành can thiệp.
Số: /2021 Số CIT: 0 Số lượt xem: 1,032
Nhiều nghiên cứu ở trong và ngoài nước đã chỉ ra rằng, luôn có một bộ phận học sinh có rối loạn trong quá trình học đọc, viết và tính toán. Những khó khăn của học sinh này gặp phải không do nguyên nhân của các dạng khuyết tật như khuyết tật trí tuệ, khiếm thị, khiếm thính hoặc do các ảnh hưởng của môi trường sống và học tập. Đây là những học sinh có “rối loạn học tập đặc thù”. Nguyên nhân những khó khăn của trẻ do: Quá trình tâm lí liên quan tới việc sử dụng ngôn ngữ, chấn thương não, suy giảm chức năng của não ở mức tối thiểu, hoặc sự “lệch pha” trong quá trình tiếp nhận và xử lí thông tin. Với những học sinh này, nếu không các sự hỗ trợ phù hợp các em sẽ luôn gặp nhiều khó khăn trong học tập, thậm chí có thể “tụt hậu” từ 6 tháng đến vài năm so các bạn cùng trang lứa. Vì vậy, các nhà giáo dục cần phải hiểu những khó khăn gặp phải của trẻ và cần phải có các phương pháp, kĩ năng dạy học đặc thù mới có thể hỗ trợ học sinh hoàn thành nhiệm vụ học tập.
Số: /2021 Số CIT: 0 Số lượt xem: 1,118
Giáo dục đại học theo mô hình phương Tây ở Việt Nam đã được hình thành từ đầu Thế kỉ XX. Tuy nhiên, có thể xem nền giáo dục đại học hiện đại của nước ta bắt đầu từ khi thành lập Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vào năm 1945 và phát triển qua nhiều giai đoạn theo các biến động lịch sử quốc gia: Từ năm 1945 đến khi chấm dứt cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954); Từ khi đất nước bị chia làm 2 miền đến khi thống nhất (1954 - 1975); Từ khi thống nhất đất nước năm 1975 đến nay. Ở đầu Thế kỉ XXI, các mô hình giáo dục đại học phương Tây có ảnh hưởng đến nước ta đều hội tụ đến giáo dục đại học Hoa Kì, cho nên mô hình giáo dục đại học mà Việt Nam hướng đến trong thời đại hội nhập quốc tế hiện nay cũng chính là mô hình giáo dục đại học Hoa Kì. Các đổi mới giáo dục đại học ở nước ta trong gần 3 thập niên qua đã thực hiện theo hướng đó nhưng còn gặp một số gay cấn. Muốn xây dựng một nền giáo dục đại học hiện đại, tiên tiến, cần đổi mới thể chế và hệ thống quản trị và quản lí giáo dục đại học nhằm đạt được mục tiêu mong muốn.
Số: /2021 Số CIT: 0 Số lượt xem: 704
Chi bộ có vị trí, vai trò rất quan trọng, là cầu nối giữa Đảng với nhân dân. Do vậy, hoạt động của chi bộ mà chủ yếu thông qua sinh hoạt chi bộ chính là nhằm thống nhất tư tưởng, tổ chức và hành động trong toàn Đảng để thực hiện mục tiêu của Đảng, gây dựng và giữ vững niềm tin trong đảng viên. Trong đó, chi bộ trong các trường đại học, cao đẳng giữ vị trí, vai trò vô cùng quan trọng trong giai đoạn hiện nay. Để nâng cao năng lực lãnh đạo của các chi bộ trong trường đại học, cao đẳng trong tình hình mới hiện nay thì yêu cầu cấp thiết và đầu tiên là nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ. Chi bộ trong các trường đại học, cao đẳng có những đặc điểm riêng biệt. Bởi vậy, vấn đề đặt ra đối với chi bộ trong các trường đại học, cao đẳng hiện nay là ngoài việc nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ thường kì thì cần đặc biệt quan tâm đến sinh hoạt chi bộ theo các chuyên đề phù hợp với đặc điểm riêng của mình để chi bộ kịp thời bám sát, lãnh đạo, giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn. Qua đó, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng đối với sự nghiệp giáo dục và đào tạo trong tình hình mới hiện nay
Số: /2021 Số CIT: 0 Số lượt xem: 809
Rối loạn phổ tự kỉ là một dạng khuyết tật phát triển được đặc trưng bởi những khiếm khuyết về tương tác xã hội, giao tiếp và những hành vi định hình lặp lại. Trong các khó khăn đó thì khó khăn về ngôn ngữ có ảnh hưởng đến giao tiếp, học tập, hành vi và hoà nhập xã hội của trẻ. Có nhiều phương pháp, biện pháp để phát triển ngôn ngữ cho trẻ trong đó tổ chức trò chơi tại các lớp mẫu giáo giúp trẻ hình thành và phát triển ngôn ngữ một cách tự nhiên và hiệu quả. Tuy nhiên, khi tổ chức trò chơi nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ, giáo viên cần điều chỉnh cách tổ chức hướng dẫn như là thay đổi nội dung, cách thức, hình thức, phương tiện sử dụng.
Số: /2021 Số CIT: 0 Số lượt xem: 761
Trước hết, xã hội học tập bao gồm hệ thống giáo dục suốt đời cung cấp cơ hội cho người dân có thể học tập mọi nơi, mọi thời điểm trong suốt cuộc đời để mở rộng, củng cố và cập nhật, phát triển năng lực (kiến thức, kĩ năng, thái độ) theo nhu/yêu cầu. Tuy nhiên, có thể tận dụng hữu ích các cơ hội học tập này còn đòi hỏi có chính sách/quy định tạo động lực học tập suốt đời cho người dân. Hơn nữa, để học tập suốt đời, người dân/học cần có năng lực tự học được hình thành và phát triển trong quá trình học tập tại cơ sở giáo dục cũng như quá trình tự trải nghiệm của bản thân trong thực tiễn. Tiếp theo, để có thể học tập mọi nơi, mọi lúc còn đòi hỏi cần phát triển môi trường giáo dục/ học tập suốt đời tích cực và cộng đồng học tập. Cuối cùng, quy trình rà soát, điều chỉnh, bổ sung các chính sách/quy định phát triển xã hội học tập đã được đề xuất.
Số: /2021 Số CIT: 0 Số lượt xem: 1,060
Động lực học tập có ảnh hưởng tích cực đến sự tham gia vào không gian học tập của sinh viên và các nhà giáo dục làm thế nào đó để có thể áp dụng được vấn đề này vào việc thiết kế chương trình nhằm cải thiện chất lượng và phân phối hợp lí các khóa học. Động lực bên trong, bên ngoài và các giá trị có liên quan sẽ ảnh hưởng đến mục tiêu mà sinh viên mong muốn đạt được sau khóa học. Bài viết đề cập đến tính tự điều chỉnh động lực trong học tập của sinh viên. Sinh viên có thể tích cực tìm kiếm nguồn tài liệu tham khảo theo chương trình khóa học nhằm cải thiện kết quả học tập. Sẽ là hợp lí khi sinh viên được tạo điều kiện sử dụng thiết bị công nghệ, hoặc sinh viên được khuyến khích sử dụng sáng kiến của riêng họ để tự điều chỉnh động lực trong học tập và tìm kiếm thông tin hỗ trợ quá trình học tập của họ.
Số: /2021 Số CIT: 0 Số lượt xem: 1,488
Bài viết trình bày về thực trạng giáo dục tỉnh Vĩnh Phúc, bao gồm giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên với các bình diện tiếp cận, chất lượng và điều kiện đảm bảo giáo dục. Theo đó, trong thời gian qua, giáo dục Vĩnh Phúc đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận. Tuy nhiên, ngành Giáo dục vẫn đang phải đối mặt với một số khó khăn như: thiếu đội ngũ, cơ sở vật chất; một tỉ lệ không nhỏ GV chưa đạt chuẩn theo quy định của Luật Giáo dục 2019. Ngành Giáo dục đã xác định 8 nhóm nhiệm vụ giải pháp nhằm khắc phục những bất cập hiện tại, đồng thời đưa giáo dục Vĩnh Phúc phát triển hơn nữa trong giai đoạn tới.