Số: /2021
Số CIT: 0
Số lượt xem: 922
Trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay, xây dựng và sử dụng khung năng lực cố vấn học tập có vai trò quan trọng hàng đầu trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ này ở các trường đại học nói chung, trường đại học sư phạm kĩ thuật nói riêng. Bài viết đề xuất khung năng lực cố vấn học tập trường đại học sư phạm kĩ thuật gồm 05 thành tố, đó là: 1/ Phẩm chất chính trị, đạo đức và phát triển nghề nghiệp; 2/ Năng lực chuyên môn và năng lực dạy học; 3/ Năng lực nghiệp vụ; 4/ Năng lực nghiên cứu khoa học và tổ chức các hoạt động nghiên cứu khoa học cho người học; 5/ Năng lực phát triển quan hệ xã hội. Khung năng lực này được sử dụng để cải thiện chất lượng của đội ngũ cố vấn học tập và chất lượng đào tạo tại các trường đại học sư phạm kĩ thuật
Số: /2021
Số CIT: 0
Số lượt xem: 1,164
Bài viết đánh giá sự chấp nhận và thực hiện chuyển đổi số trong các cơ sở giáo dục đại học khối ngành Kinh tế ở khu vực miền Bắc. Khảo sát được tiến hành với sự tham gia của 539 sinh viên thuộc các khối ngành Kinh tế và Kinh doanh đến từ 5 trường đại học, gồm: Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học Ngoại thương, Đại học Thương mại, Học viện Ngân hàng và Học viện Tài chính. Nghiên cứu sử dụng các nhân tố từ Mô hình lí thuyết hợp nhất về chấp nhận và thực hiện công nghệ (Unified Theory of Acceptance and Use of Technology - UTAUT) trong một nỗ lực nhằm dựng nên bức tranh tổng quát các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi chấp nhận và thực hiện chuyển đối số trong học tập của sinh viên. Từ phân tích có thể kết luận rằng, phần lớn sinh viên được hỏi có xu hướng chấp nhận và thực hiện chuyển đối số cho mục đích học tập và nghiên cứu tại các cơ sở giáo dục đại học.
Số: /2021
Số CIT: 0
Số lượt xem: 1,449
Tự học có vai trò quan trọng trong quá trình học ở đại học của sinh viên Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Tự học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của sinh viên trong việc tiếp nhận tri thức và rèn luyện bản thân. Vì vậy, tìm hiểu thực trạng tự học để đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao việc tự học của sinh viên Học viện Nông nghiệp Việt Nam hiện nay là một việc làm cần thiết.
Số: /2021
Số CIT: 0
Số lượt xem: 845
Mục tiêu của giáo dục đại học là đào tạo nhân lực trình độ cao, nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài, nghiên cứu khoa học và công nghệ tạo ra tri thức, sản phẩm mới, phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, hội nhập quốc tế. Do đó, giáo dục ở bậc Đại học có vai trò vô cùng quan trọng trong hệ thống giáo dục cũng như nền kinh tế, xã hội của mỗi quốc gia. Trong những năm qua, các cơ sở giáo dục đại học ở nước ta đã và đang nỗ lực nâng cao chất lượng để đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực với xu hướng kiểm định chất lượng và tự chủ. Để thực hiện được điều đó, vai trò của nguồn lực tài chính trong các cơ sở giáo dục đại học là rất quan trọng. Học phí là nguồn thu chủ yếu tạo ra nguồn lực tài chính của mỗi cơ sở giáo dục đại học ngoài ngân sách nhà nước. Xu hướng tự chủ giáo dục đại học càng đòi hỏi phải có một cơ chế thu, chi học phí phù hợp, đảm bảo cho sự phát triển chất lượng của mỗi nhà trường. Tuy nhiên, cơ chế xác định học phí ở các cơ sở giáo dục đại học ở Việt Nam trong Nghị định số 86/2015/NĐ-CP đã bộc lộ một số bất cập, cần nghiên cứu để điều chỉnh. Bài viết trình bày xu hướng học phí để cải thiện chất lượng giáo dục đại học cũng như cơ chế xác định giá dịch vụ giáo dục đào tạo đại học ở một số quốc gia trên thế giới, sơ lược thực trạng về cơ chế xác định học phí ở các cơ sở giáo dục đại học tại Việt Nam, từ đó đưa ra một số khuyến nghị cho việc xây dựng cơ chế xác định học phí giáo dục đại học ở Việt Nam.
Số: /2021
Số CIT: 0
Số lượt xem: 1,013
Tìm kiếm biện pháp dạy học nhằm phát triển năng lực cho học sinh trong dạy học Vật lí là một trong những yêu cầu tất yếu của việc đổi mới giáo dục hiện nay. Bài viết trình bày kết quả nghiên cứu vận dụng lí thuyết học tập trải nghiệm David A. Kolb dạy học Vật lí nhằm phát triển năng lực thực nghiệm cho học sinh. Tác giả phân tích lí luận, đưa ra quy trình vận dụng và thực nghiệm sư phạm ở bài “Lực từ. Cảm ứng từ”. Kết quả nghiên cứu cho thấy, vận dụng lí thuyết học tập trải nghiệm trong dạy học Vật lí giúp phát triển năng lực thực nghiệm cho học sinh. Quy trình thực hiện tác giả đưa ra có thể áp dụng tương tự cho các bài học khác trong môn Vật lí.
Số: /2021
Số CIT: 0
Số lượt xem: 864
Bài viết trao đổi về mô hình quản lí dạy học phát triển năng lực học sinh trung học cơ sở với cấu trúc ba thành tố: Lập kế hoạch quản lí dạy học phát triển năng lực học sinh trung học cơ sở; Tổ chức và chỉ đạo thực hiện kế hoạch quản lí dạy học phát triển năng lực học sinh trung học cơ sở; Kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch quản lí dạy học phát triển năng lực học sinh trung học cơ sở. Những thành tố này được xem xét trên phương diện chính là quy trình quản lí dạy học hiện thực hóa mục tiêu phát triển năng lực cho học sinh theo định hướng của Chương trình Giáo dục phổ thông mới.
Số: /2021
Số CIT: 0
Số lượt xem: 2,373
Bài viết tập trung vào khái quát chương trình môn Lịch sử và Địa lí cấp Trung học cơ sở với các đặc điểm, quan điểm, mục tiêu, yêu cầu cần đạt, các nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục, đánh giá kết quả học tập bộ môn. Từ đó đưa ra một số gợi ý về quy trình thiết kế bài học Lịch sử theo định hướng phát triển năng lực học sinh, đồng thời đưa ra ví dụ minh họa thiết kế một bài học cụ thể. Bài viết là kênh thông tin hữu ích để giáo viên tham khảo khi thiết kế bài học nói chung, bài học lịch sử nói riêng theo định hướng phát triển năng lực đáp ứng yêu cầu Chương trình Giáo dục phổ thông 2018.
Số: /2021
Số CIT: 0
Số lượt xem: 760
Bài viết nghiên cứu về vấn đề giáo dục giá trị văn hóa cho học sinh lớp 8 thông qua môn Giáo dục công dân. Một số giá trị văn hóa được dạy trong Chương trình Giáo dục công dân lớp 8 như: Yêu nước, Kỉ luật, Tự tin, Trách nhiệm, Hợp tác, Trung thực, Sáng tạo. Từ đó, chỉ ra sự cần thiết phải giáo dục giá trị văn hóa cho học sinh lớp 8 và một số lưu ý đối với giáo viên khi giáo dục giá trị văn hóa trong dạy học môn Giáo dục công dân lớp 8
Số: /2021
Số CIT: 0
Số lượt xem: 967
Tham quan trải nghiệm là một trong những hoạt động giáo dục góp phần phát triển năng lực, phẩm chất học sinh. Thời gian qua, nhiều cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố Cần Thơ đã tích cực, chủ động tiếp cận và vận dụng mục tiêu của hoạt động trải nghiệm theo Chương trình Giáo dục phổ thông mới phù hợp với từng cấp học, bậc học. Tuy nhiên, hoạt động này chỉ mang tính chất tham quan ngoại khoá, chưa đi vào một môn học cụ thể nào. Bài viết trình bày vấn đề tổ chức dạy học tham quan trải nghiệm tại di sản văn hoá trong dạy học Lịch sử Việt Nam lớp 10 trường trung học phổ thông nhằm đa dạng hoá các hình thức tổ chức dạy học góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn.
Số: /2021
Số CIT: 0
Số lượt xem: 1,412
Thời gian qua, ở Việt Nam, dạy học trực tuyến đã được triển khai và ngày càng gia tăng cả về số lượng lẫn chất lượng.Thực tiễn dạy học trực tuyến cho thấy còn những khó khăn, chủ yếu liên quan tới cơ sở hạ tầng kĩ thuật, năng lực quản lí, tổ chức dạy học của cán bộ quản lí, giáo viên hay khả năng tự chủ, tự học của học sinh. Để dạy học nói chung, dạy học trực tuyến nói riêng đạt chất lượng, hiệu quả thì rất cần phải tiếp cận tổng thể. Nhiều nhà khoa học đã đề cập đến hệ sinh thái giáo dục, bao gồm con người (người dạy, người học,…); môi trường giáo dục (thực, ảo; tư liệu,...); các mối quan hệ giữa các đối tượng (phương thức giáo dục; đánh giá kết quả;...). Trên cơ sở tìm hiểu các bài viết của một số học giả, tác giả mô tả sơ bộ về cách tiếp cận hệ sinh thái giáo dục, các thành tố; hình dung về một số khó khăn, thuận lợi; tiêu chí đánh giá chất lượng; một mô hình hệ sinh thái giáo dục của Việt Nam.