Các khái niệm học tập tự định hướng trong giáo dục đại học

Các khái niệm học tập tự định hướng trong giáo dục đại học

Đặng Thị Thanh Thủy thuydang.cen@gmail.com Trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Na
Tóm tắt: 
Bài viết phân tích các khái niệm học tập tự định hướng thông qua phương pháp nghiên cứu định tính, cụ thể là phân tích tài liệu thứ cấp về học tập tự định hướng. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có nhiều khái niệm khác nhau về học tập tự định hướng theo ba hướng tiếp cận chính là tiếp cận theo cá nhân, tiếp cận theo quá trình và kết hợp cả hai tiếp cận trên. Trong các khái niệm về học tập tự định hướng, khái niệm của Knowles (1975) được chấp nhận rộng rãi nhất với các yếu tố: 1/ Học tập tự định hướng là một quá trình; 2/ Do cá nhân thực hiện; 3/ Có thể có hoặc không cần sự hỗ trợ của người khác; 4/ Người học xác định nhu cầu học tập; 5/ Xác định mục tiêu học tập; 6/ Chủ động các nguồn lực cần thiết để đạt các mục tiêu học tập; 7/ Lựa chọn và thực hiện các chiến lược học tập phù hợp; 8/ Đánh giá kết quả học tập của bản thân. Điểm chung trong các khái niệm về học tập tự định hướng là xác định rõ vai trò chủ động, đề cao trách nhiệm của người học trong quá trình học tập. Kết quả nghiên cứu và các khuyến nghị được đề xuất nhằm thúc đẩy học tập tự định hướng và góp phần nâng cao chất lượng dạy và học trong các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam, đáp ứng mục tiêu giáo dục và nhu cầu học tập của người học.
Từ khóa: 
self-directed learning
personal perspective
process perspective
Tham khảo: 

[1] Brockett, R. G., & Hiemstra, R., (1991), Self-direction in adult learning: Perspectives on theory, research and practice, Routledge.

[2] Brookfield, S., (1984), Self-directed adult learning: A critical paradigm, Adult education quarterly, 35(2), 59- 71.

[3] Garrison, D. R., (1992), Critical thinking and selfdirected learning in adult education: An analysis of responsibility and control issues, Adult education quarterly, 42(3), 136-148.

[4] Gibbons, M., (2003), The self-directed learning handbook: Challenging adolescent students to excel, John Wiley & Sons.

[5] Houle, C. O., (1961), The inquiring mind, University of Wisconsin Press

[6] Knowles, M. S., (1975), Self-directed learning: A guide for learners and teachers, Association Press.

[7] Loeng, S., (2020), Self-Directed Learning: A Core Concept in Adult Education, Education Research International, 2020.

[8] Long, H. B., (1990), Psychological control in self‐ directed learning, International Journal of Lifelong Education, 9(4), 331-338.

[9] Merriam, S. B., & Caffarella, R. S., (1999), Learning in adulthood (2nd ed.), Jossey-Bass.

[10] Patterson, C., Crooks, D., & Lunyk-Child, O., (2002), A new perspective on competencies for self-directed learning, Journal of Nursing Education, 41(1), 25-31.

[11] Teo, C. B. K., & Gay, R., (2006), Besides self-directed learning, Redefining E-learning Digital Learning Asia 2006 Bangkok, Thailand.

[12] Tough, A. M., (1967), Learning without a teacher: A Study of Tasks and Assistance during Adult SelfTeaching, Ontario Institute for Studies in Education.

[13] Trí, T. M., Hồng, B. V., & Xuân, V. T., (2016), Học tập tự định hướng – nhằm phát huy tính chủ động, tích cực cho sinh viên trong bối cảnh hội nhập quốc tế, Journal of Science of HNUE, 61(3), 28-36, https://doi. org/10.18173/2354-1075.2016-0024.

[14] Williamson, S. N., (2007), Development of a self-rating scale of self-directed learning, Nurse researcher, 14(2).

Bài viết cùng số