Xây dựng tiêu chí đánh giá sự phát triển lời nói mạch lạc của trẻ 5 - 6 tuổi

Xây dựng tiêu chí đánh giá sự phát triển lời nói mạch lạc của trẻ 5 - 6 tuổi

Lã Thị Bắc Lý lyltb@hnue.edu.vn Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 136 Xuân Thủy, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam
Nguyễn Thị Thu Nga nttnga@daihocthudo.edu.vn Trường Đại học Thủ Đô 98 phố Dương Quảng Hàm, Quan Hoa, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam
Cao Thị Hồng Nhung cthnhung@moet.gov.vn Bộ Giáo dục và Đào tạo 35 Đại Cồ Việt, Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam
Tóm tắt: 
Phát triển lời nói mạch lạc góp phần hình thành, tích lũy và mở rộng vốn hiểu biết, giúp trẻ nhận thức thế giới xung quanh một cách đầy đủ, chính xác hơn. Lời nói không chỉ làm phong phú đời sống tinh thần mà còn có vai trò giao tiếp, là phương tiện giúp trẻ tham gia vào môi trường xã hội. Ngôn ngữ nói chung, lời nói mạch lạc nói riêng là điều kiện cần thiết thúc đẩy tư duy phát triển, chuẩn bị cho trẻ học tập ở trường phổ thông. Để quá trình giáo dục phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ được hiệu quả, ngoài linh hoạt trong quá trình tổ chức các hoạt động và sử dụng biện pháp giáo dục phù hợp, sáng tạo thì đánh giá có vai trò rất quan trọng. Đánh giá cung cấp cho giáo viên hiểu mức độ phát triển lời nói mạch lạc cũng như sự tiến bộ của trẻ trong lời nói, từ đó có những tác động sư phạm đối với từng đối tượng trẻ. Bài viết nghiên cứu, xây dựng tiêu chí cụ thể cùng với các biểu hiện làm cơ sở đánh giá sự phát triển lời nói mạch lạc dạng độc thoại cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường mầm non.
Từ khóa: 
coherent speech
criteria
development
Evaluation
preschool.
Tham khảo: 

[1] Chương trình Giáo dục Mầm non (Ban hành kèm theo Thông tư số 17/2009/TT-BGDĐT ngày 25 tháng 7 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và thông tư 28/2016/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Chương trình Giáo dục Mầm non ban hành kèm theo Thông tư số 17/2009/TT-BGDĐT ngày 25 tháng 7 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

[2] Nguyễn Như ý, (1998), Từ điển tiếng Việt thông dụng, NXB Giáo dục, Hà Nội.

[3] Vũ Dũng, (2008), Từ điển Tâm lí học, XNB Từ điển Bách khoa.

[4] Phó Đức Hòa, (2021), Đánh giá kết quả giáo dục tiểu học, NXB Đại học Huế.

[5] Nguyễn Thiện Giáp, (2007), Từ điển khái niệm ngôn ngữ học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, tr.164.

[6] Nguyễn Xuân Khoa, (1999), Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

[7] Vũ Đức Nghiệu (chủ biên) - Nguyễn Văn Hiệp, (2009), Dẫn luận ngôn ngữ học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

[8] Đinh Hồng Thái, (2005), Đôi điều bàn về khái niệm lời nói mạch lạc tuổi mầm non, Tạp chí Giáo dục, số 107.

[9] Nguyễn Hòa, (2003), Phân tích diễn ngôn: Một số lí luận và phương pháp, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

[10] В.В.Гербова, (2016), Развитие речи в детском саду: Подготовительная к школе группа, М.: МозаикаСинтез, 112с.

[11] Nguyễn Lộc - Nguyễn Thị Lan Phương, (2016), Phương pháp, kĩ thuật xây dựng chuẩn đánh giá năng lực đọc hiểu và năng lực giải quyết vấn đề, NXB Giáo dục, Hà Nội.

Bài viết cùng số