Danh sách bài viết

Số: /2021 Số CIT: 0 Số lượt xem: 967
Nhiều nghiên cứu ở trong và ngoài nước đã chỉ ra rằng, luôn có một bộ phận học sinh có rối loạn trong quá trình học đọc, viết và tính toán. Những khó khăn của học sinh này gặp phải không do nguyên nhân của các dạng khuyết tật như khuyết tật trí tuệ, khiếm thị, khiếm thính hoặc do các ảnh hưởng của môi trường sống và học tập. Đây là những học sinh có “rối loạn học tập đặc thù”. Nguyên nhân những khó khăn của trẻ do: Quá trình tâm lí liên quan tới việc sử dụng ngôn ngữ, chấn thương não, suy giảm chức năng của não ở mức tối thiểu, hoặc sự “lệch pha” trong quá trình tiếp nhận và xử lí thông tin. Với những học sinh này, nếu không các sự hỗ trợ phù hợp các em sẽ luôn gặp nhiều khó khăn trong học tập, thậm chí có thể “tụt hậu” từ 6 tháng đến vài năm so các bạn cùng trang lứa. Vì vậy, các nhà giáo dục cần phải hiểu những khó khăn gặp phải của trẻ và cần phải có các phương pháp, kĩ năng dạy học đặc thù mới có thể hỗ trợ học sinh hoàn thành nhiệm vụ học tập.
Số: /2021 Số CIT: 0 Số lượt xem: 1,210
Công bằng trong giáo dục vừa là mục tiêu cần đạt được vừa là tiêu chí quan trọng để phát triển trình độ giáo dục của một quốc gia. Thông qua phương pháp nghiên cứu tài liệu, trọng tâm là các báo cáo của Chính phủ, Quốc hội, các Bộ, ban ngành và các tổ chức quốc tế… để mô tả thực trạng tham gia giáo dục của trẻ khuyết tật trong giai đoạn 2011 - 2020, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm đảm bảo tiếp cận và công bằng giáo dục của trẻ khuyết tật trong giai đoạn tiếp theo
Số: /2021 Số CIT: 0 Số lượt xem: 809
Trong bối cảnh tỉ lệ trẻ em khuyết tật đi học tiểu học đúng tuổi còn thấp hơn nhiều so với trẻ em không khuyết tật, việc đánh giá các kĩ năng tiên quyết của trẻ đa tật chuẩn bị học tiểu học có ý nghĩa quan trọng. Bài báo tập trung phân tích thực trạng các kĩ năng tiên quyết chuẩn bị học tiểu học của một trường hợp nghiên cứu thông qua Bảng kiểm tra kĩ năng được xây dựng với 7 tiêu chí và 35 kĩ năng. Trẻ thể hiện sự phát triển khác nhau ở mỗi kĩ năng tương ứng với các mức độ đáp ứng việc đi học tiểu học gồm: đáp ứng hoàn toàn, đáp ứng một phần và chưa đáp ứng.
Số: /2021 Số CIT: 0 Số lượt xem: 841
Bài viết nghiên cứu thực trạng phát triển thị giác chức năng cho trẻ nhìn kém thông qua hệ thống bài tập tại các cơ sở giáo dục dành cho trẻ nhìn kém tại một số tỉnh/thành trên toàn quốc. Phát hiện chính các vấn đề liên quan đến: Nhận thức của cán bộ quản lí và giáo viên về mức độ quan trọng và sự cần thiết phát triển thị giác chức năng cho trẻ nhìn kém thông qua hệ thống bài tập; Nội dung, biện pháp, hình thức tổ chức phát triển thị giác chức năng; Yếu tố ảnh hưởng quá trình phát triển thị giác chức năng cho trẻ nhìn kém. Các vấn đề trên được thực hiện thông qua sử dụng bảng hỏi với giáo viên, phỏng vấn sâu với giáo viên và phụ huynh trẻ nhìn kém. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, giáo viên nhận được rõ được tầm quan trọng của việc phát triển thị giác chức năng cho trẻ nhìn kém, có thực hiện các nội dung phát triển thị giác chức năng. Tuy nhiên, các nội dung thực hiện còn mang tính lồng ghép như các yêu cầu về phát triển nhận thức và sinh hoạt hàng ngày. Giáo viên đã sử dụng một số nội dung và hình thức tổ chức trong phát triển thị giác chức năng cho trẻ nhìn kém nhưng chưa tập trung vào các biện pháp hoặc hình thức đặc thù cho quá trình phát triển hỗ trợ thị giác chức năng cho trẻ.
Số: /2021 Số CIT: 0 Số lượt xem: 1,385
Trên cơ sở nghiên cứu tổng quan về ngôn ngữ kí hiệu, vai trò của ngôn ngữ kí hiệu trong quá trình lĩnh hội tri thức và giao tiếp của trẻ Điếc cũng như các điều kiện để phát triển ngôn ngữ kí hiệu sớm cho trẻ, từ đó khẳng định một lần nữa ngôn ngữ kí hiệu là ngôn ngữ mẹ đẻ - ngôn ngữ thứ nhất của người Điếc, là phương tiện ngôn ngữ phù hợp nhất để người Điếc giao tiếp và học tập hiệu quả. Nếu được tiếp cận ngôn ngữ kí hiệu từ sớm trong các môi trường giao tiếp, học tập khác nhau trẻ Điếc sẽ có cơ hội tiếp nhận ngôn ngữ đầu vào một cách đầy đủ thì sẽ thúc đẩy khả năng phát triển ngôn ngữ, khả năng học tập tích cực, hiệu quả và tăng cường cơ hội hòa nhập cộng đồng
Số: /2021 Số CIT: 0 Số lượt xem: 1,364
Bài viết được thực hiện dựa trên nghiên cứu một trường hợp học sinh khuyết tật trí tuệ về giáo dục hành vi thích ứng theo tiếp cận bản đồ hành vi xã hội. Kết quả cho thấy, sử dụng các mẫu bản đồ hành vi xã hội phù hợp đã tác động trực tiếp đến kết quả 06 nhóm hành vi thích ứng sau thực nghiệm đều đạt mức độ trung bình đến mức tốt. Hai lĩnh vực hành vi thích ứng có sự cải thiện tốt nhất là thích ứng với lĩnh vực tuân lệnh (thực hiện nội quy, quy định của lớp học) và thích ứng với lĩnh vực xã hội hóa. Bốn lĩnh vực: Tự điều khiển; ứng xử xã hội; hành vi rập khuôn, quá hiếu động; hành vi quấy rối liên cá nhân sau thực nghiệm đều đạt mức độ khá. Điều đó cho thấy, việc vận dụng bản đồ hành vi xã hội trong giáo dục hành vi thích ứng cho học sinh khuyết tật trí tuệ hoàn toàn có cơ sở và có tính khả thi để triển khai rộng rãi trên đối tượng học sinh khuyết tật trí tuệ cấp Tiểu học.
Số: /2021 Số CIT: 0 Số lượt xem: 852
Bài viết trình bày một số biện pháp giáo dục hướng nghiệp cho trẻ rối loạn phát triển tại Hà Nội, bao gồm: 1) Xây dựng hành lang pháp lí về giáo dục hướng nghiệp cho học sinh rối loạn phát triển, 2) Lồng ghép giáo dục hướng nghiệp vào chương trình giáo dục cho học sinh rối loạn phát triển, 3) Phối hợp với các cơ sở dạy nghề và liên kết với các đơn vị sử dụng lao động thực hiện giáo dục hướng nghiệp cho học sinh rối loạn phát triển, 4) Giáo dục hướng nghiệp cho học sinh rối loạn phát triển dựa vào gia đình, 5) Giáo dục hướng nghiệp cho học sinh rối loạn phát triển dựa vào cộng đồng. Kết quả nghiên cứu này là cơ sở quan trọng để những người làm công tác giáo dục cho học sinh rối loạn phát triển có thể tổ chức các hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh rối loạn phát triển, giúp học sinh rối loạn phát triển có cơ hội được tham gia vào thế giới nghề nghiệp và thị trường lao động, có thể sống độc lập và hoà nhập cộng đồng.
Số: /2021 Số CIT: 0 Số lượt xem: 1,210
Bài viết trình bày quan điểm và cơ sở cho việc đánh giá kết quả giáo dục học sinh khuyết tật, mô hình giáo dục 4.0 và những yêu cầu đối với đánh giá kết quả giáo dục học sinh khuyết tật. Từ đó, đưa ra những gợi ý cho việc đánh giá kết quả giáo dục học sinh khuyết tật hướng tới đảm bảo chất lượng giáo dục học sinh khuyết tật trong bối cảnh giáo dục 4.0.
Số: /2021 Số CIT: 0 Số lượt xem: 1,546
Thế kỉ XXI đang thay đổi rất nhanh, đặc biệt là lĩnh vực công nghệ. Những phát triển gần đây trong lĩnh vực công nghệ thông tin đã mở ra nhiều thách thức cho con người trong nhiều lĩnh vực, khả năng sử dụng công nghệ thông tin một cách hiệu quả và hợp lí là điều cần thiết để người học tiếp thu và khai thác thông tin trong mọi lĩnh vực hoạt động trong đó có hoạt động giáo dục. Công nghệ thông tin đã có những tác động không nhỏ đối với ngành Giáo dục nước ta không chỉ đối với những học sinh bình thường mà còn là một bước ngoặt với việc giáo dục học sinh khuyết tật. Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lí giáo dục, tổ chức dạy và học ở các trường đã và đang trở thành xu thế tất yếu của giáo dục trong thời kì Cách mạng công nghệ 4.0.
Số: /2021 Số CIT: 0 Số lượt xem: 1,421
Bài viết mô tả thực trạng hỗ trợ 25 trẻ khiếm thị đa tật từ 3 đến 9 tuổi tại nhà của các gia đình có trẻ khiếm thị đa tật trên địa bàn Hà Nội với các thông tin về đặc điểm, mức độ khó khăn và mức độ tham gia các hoạt động tại gia đình của trẻ. Kết quả cho thấy, 44% trẻ khiếm thị đa tật đã từng đi học nhưng hiện giờ nghỉ ở nhà và 24% trẻ chưa từng đi học; 60% trẻ có thể tham gia một cách bắt buộc có hỗ trợ vào các hoạt động của gia đình, và 24% trẻ hoàn toàn không tham gia các hoạt động tại gia đình. Bài viết cũng trình bày nội dung, hình thức hỗ trợ trẻ khiếm thị đa tật tại nhà cùng với những thuận lợi và khó khăn của cha mẹ, người chăm sóc khi tiến hành hỗ trợ trẻ. Từ thực trạng hỗ trợ trẻ khiếm thị đa tật tại nhà, tác giả đề xuất các gợi ý nâng cao hiệu quả hoạt động này như xây dựng mạng lưới gia đình có trẻ em khiếm thị đa tật, chia sẻ kiến thức kĩ năng hỗ trợ trẻ tại gia đình, xây dựng tài liệu dành cho cha mẹ, người chăm sóc.