Số: /2021
Số CIT: 0
Số lượt xem: 746
Rối loạn phổ tự kỉ là một dạng rối loạn phát triển phức tạp, được đặc trưng bởi: 1/ Những suy giảm trong giao tiếp xã hội và tương tác xã hội; 2/ Các hành vi, sở thích thu hẹp, lặp lại. Trẻ rối loạn phổ tự kỉ thường được chẩn đoán kèm theo các rối loạn phát triển, thần kinh, tâm thần hoặc các chẩn đoán về y tế khác. Có khoảng 40% các trường hợp trẻ rối loạn phổ tự kỉ được chẩn đoán mắc ít nhất một chứng rối loạn lo âu. Đây là một trong những rối loạn tâm thần thường hay có nhất và gây nhiều khó khăn ở trẻ rối loạn phổ tự kỉ. Rối loạn lo âu cùng xảy ra có thể gây ra đau khổ cấp tính, khuếch đại các triệu chứng cốt lõi của trẻ rối loạn phổ tự kỉ và gây ra những khó khăn về hành vi bao gồm giận dữ, gây hấn, tự gây thương tích. Bài viết trình bày kết quả nghiên cứu lí luận các nguyên nhân gây ra rối loạn lo âu, các yếu tố môi trường vật chất và tâm lí ảnh hưởng, làm khởi phát và duy trì vấn đề rối loạn lo âu ở trẻ, từ đó đề xuất các biện pháp nhằm hạn chế tác động của các yếu tố môi trường, giúp trẻ rối loạn phổ tự kỉ quản lí lo âu tốt hơn.
Số: /2021
Số CIT: 0
Số lượt xem: 780
Bài viết trình bày những phát hiện chính trong khảo sát thực trạng giáo dục người Điếc tỉnh Nam Định, bao gồm: cơ cấu, tỉ lệ người Điếc; tình trạng sinh sống; tình trạng giáo dục và hỗ trợ, tình trạng can thiệp, đặc điểm của người Điếc trưởng thành, các nhu cầu hỗ trợ và hiểu biết về chính sách dành cho NKT. Kết quả khảo sát là cơ sở quan trọng để đưa ra các đề xuất với chính quyền, ngành Giáo dục, các tổ chức dân sự nhằm cải thiện chất lượng giáo dục, chất lượng sống cho người Điếc ở Nam Định nói riêng và cộng đồng người Điếc ở Việt Nam nói chung.
Số: /2021
Số CIT: 0
Số lượt xem: 1,115
Cách mạng công nghiệp 4.0 tạo ra sự đột phá trong phát triển ở mọi lĩnh vực của xã hội, trong đó có giáo dục. Tác động của Cách mạng công nghiệp 4.0 đối với giáo dục thể hiện ở cả hai mặt tích cực và tiêu cực. Giáo dục người khuyết tật, do những đặc trưng của mình, có những khía cạnh riêng về phát triển trong Cách mạng công nghiệp 4.0. Bài viết tập trung vào các yếu tố tác động cơ bản và đề xuất giải pháp phát triển của giáo dục người khuyết tật trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0.
Số: /2021
Số CIT: 0
Số lượt xem: 3,124
Bài viết trình bày những phát hiện chính trong khảo sát thực trạng công tác đánh giá cho trẻ có nhu cầu giáo dục đặc biệt ở các cơ sở giáo dục hòa nhập, giáo dục chuyên biệt, trung tâm hỗ trợ giáo dục hòa nhập, trung tâm can thiệp sớm trong và ngoài công lập Việt Nam, bao gồm: thực trạng cơ sở pháp lí về sàng lọc, đánh giá; những nghiên cứu về đánh giá cho trẻ có nhu cầu đặc biệt; vệc thực hiện quy trình đánh giá, các biểu mẫu, công cụ đánh giá, cơ sở vật chất, nguồn nhân lực. Kết quả đánh giá thực trạng và nhu cầu là căn cứ quan trọng để xây dựng tiêu chuẩn đánh giá phù hợp với luật pháp và văn hóa Việt Nam, góp phần nâng cao chất lượng đánh giá cho trẻ có nhu cầu giáo dục đặc biệt tại các cơ sở giáo dục trong và ngoài công lập Việt Nam, đồng thời góp phần thúc đẩy cải thiện chất lượng giáo dục cho các em.
Số: /2021
Số CIT: 0
Số lượt xem: 2,032
Bài viết tập trung nghiên cứu thực trạng phát triển chương trình tiền học đường cho trẻ khuyết tật nhìn chuẩn bị vào lớp 1 tại một số trường hòa nhập và chuyên biệt của một số tỉnh/thành. Các phát hiện chính liên quan đến: 1) Kĩ năng tiền học đường của trẻ khuyết tật nhìn hiện nay bao gồm các nhóm kĩ năng: Kĩ năng tiền đọc - tiền viết - tiền tính toán; Kĩ năng giao tiếp và tương tác xã hội; Kĩ năng lao động tự phục vụ; Kĩ năng định hướng di chuyển; Kĩ năng sử dụng đa giác quan; Kĩ năng sử dụng thiết bị hỗ trợ; 2) Thực trạng phát triển chương trình tiền học đường với các vấn đề: Căn cứ phát triển chương trình, nội dung chương trình, triển khai, đánh giá và các yếu tố ảnh hưởng. Các nội dung trên được khảo sát thông qua việc sử dụng phiếu đánh giá kĩ năng tiền học đường dành cho trẻ và phiếu hỏi dành cho cán bộ quản lí, giáo viên. Đánh giá thực trạng chỉ ra rằng chương trình tiền học đường đã đang thực hiện nhưng chưa có một định hướng chung, các trường xây dựng chương trình một cách tự phát dựa trên chương trình mầm non hoặc chương trình tiểu học do đó, việc cần thiết phải phát triển một khung chương trình tiền học đường để giáo viên có định hướng phát triển chương trình nhà trường và xây dựng kế hoạch giáo dục cá nhân phù hợp giúp trẻ chuẩn bị vào lớp một hiệu quả.
Số: /2021
Số CIT: 0
Số lượt xem: 713
Nghiên cứu phân tích, đánh giá sự thay đổi trong nhận thức, kiến thức và kĩ năng dạy học, hỗ trợ học sinh khiếm thính của giáo viên tại một số trường chuyên biệt và trường hòa nhập sau khi tham gia tập huấn chuyên môn online kết hợp offline.
Số: /2021
Số CIT: 0
Số lượt xem: 1,292
Kĩ năng tính toán cơ bản như cộng, trừ, nhân, chia là những kĩ năng cốt lõi và quan trọng trong chương trình toán tiểu học. Khi tham gia học tập môn Toán, học sinh khuyết tật trí tuệ gặp nhiều khó khăn trong việc lĩnh hội và áp dụng những kĩ năng tính toán cơ bản này. Nghiên cứu dưới đây đã xem xét hiệu quả của việc sử dụng hướng dẫn theo quy trình cụ thể - biểu tượng - trừu tượng (CRA) đối với việc nâng cao kĩ năng tính toán cơ bản cho học sinh khuyết tật trí tuệ hoà nhập. Kết quả cho thấy sự cải thiện đáng kể đối với nhóm học sinh thực nghiệm - những cá nhân có cơ hội tiếp xúc với các bài tập thao tác và các bài tập dạng trực quan. Bên cạnh đó, thời gian luyện tập, thực hành được coi là yếu tố dự báo quan trọng đối với hiệu quả thực hiện tính toán của học sinh. Những kết quả này giúp thay đổi cách hỗ trợ học sinh khuyết tật trí tuệ học tính toán trong bối cảnh hòa nhập tiểu học.
Số: /2021
Số CIT: 0
Số lượt xem: 893
Các nghiên cứu và thực tiễn hiện tại ở Việt Nam cho thấy rằng nội dung và thực hành can thiệp cho trẻ có rối loạn phổ tự kỉ phần lớn được thực hiện tập trung tại các cơ sở cung cấp dịch vụ can thiệp đặc biệt và không có một hệ thống giám sát chính thống. Chất lượng can thiệp đã được báo cáo là không đồng đều giữa các cơ sở. Do vậy, nghiên cứu này đã tổng hợp và phân tích 15 nghiên cứu và báo cáo khoa học trên thế giới về các tiêu chí và chiến lược lựa chọn can thiệp phù hợp với trẻ có rối loạn phổ tự kỉ. Các kết quả được phân loại thành hai nhóm cho hai đối tượng khác nhau là nhà chuyên môn và cha mẹ/người chăm sóc. Cuối cùng, một danh mục cơ bản nhằm hỗ trợ các cá nhân tham gia vào quá trình can thiệp cho trẻ tham khảo và lựa chọn can thiệp phù hợp đã được đề xuất dựa trên thông tin từ các nghiên cứu trước đó trên thế giới và kinh nghiệm thực hành lâm sàng của nhóm nghiên cứu. Danh mục gồm 3 nội dung chính là: các can thiệp dựa trên thực chứng, nội dung kế hoạch can thiệp tổng thể và tiến trình thực hành can thiệp.
Số: /2021
Số CIT: 0
Số lượt xem: 967
Nhiều nghiên cứu ở trong và ngoài nước đã chỉ ra rằng, luôn có một bộ phận học sinh có rối loạn trong quá trình học đọc, viết và tính toán. Những khó khăn của học sinh này gặp phải không do nguyên nhân của các dạng khuyết tật như khuyết tật trí tuệ, khiếm thị, khiếm thính hoặc do các ảnh hưởng của môi trường sống và học tập. Đây là những học sinh có “rối loạn học tập đặc thù”. Nguyên nhân những khó khăn của trẻ do: Quá trình tâm lí liên quan tới việc sử dụng ngôn ngữ, chấn thương não, suy giảm chức năng của não ở mức tối thiểu, hoặc sự “lệch pha” trong quá trình tiếp nhận và xử lí thông tin. Với những học sinh này, nếu không các sự hỗ trợ phù hợp các em sẽ luôn gặp nhiều khó khăn trong học tập, thậm chí có thể “tụt hậu” từ 6 tháng đến vài năm so các bạn cùng trang lứa. Vì vậy, các nhà giáo dục cần phải hiểu những khó khăn gặp phải của trẻ và cần phải có các phương pháp, kĩ năng dạy học đặc thù mới có thể hỗ trợ học sinh hoàn thành nhiệm vụ học tập.
Số: /2021
Số CIT: 0
Số lượt xem: 1,033
Giáo dục đại học theo mô hình phương Tây ở Việt Nam đã được hình thành từ đầu Thế kỉ XX. Tuy nhiên, có thể xem nền giáo dục đại học hiện đại của nước ta bắt đầu từ khi thành lập Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vào năm 1945 và phát triển qua nhiều giai đoạn theo các biến động lịch sử quốc gia: Từ năm 1945 đến khi chấm dứt cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954); Từ khi đất nước bị chia làm 2 miền đến khi thống nhất (1954 - 1975); Từ khi thống nhất đất nước năm 1975 đến nay. Ở đầu Thế kỉ XXI, các mô hình giáo dục đại học phương Tây có ảnh hưởng đến nước ta đều hội tụ đến giáo dục đại học Hoa Kì, cho nên mô hình giáo dục đại học mà Việt Nam hướng đến trong thời đại hội nhập quốc tế hiện nay cũng chính là mô hình giáo dục đại học Hoa Kì. Các đổi mới giáo dục đại học ở nước ta trong gần 3 thập niên qua đã thực hiện theo hướng đó nhưng còn gặp một số gay cấn. Muốn xây dựng một nền giáo dục đại học hiện đại, tiên tiến, cần đổi mới thể chế và hệ thống quản trị và quản lí giáo dục đại học nhằm đạt được mục tiêu mong muốn.