Số: /2021
Số CIT: 0
Số lượt xem: 955
Trong xu thế toàn cầu hoá, vấn đề giáo dục công dân toàn cầu đã và đang là mối quan tâm của nhiều quốc gia. Việt Nam trong quá trình đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo với mục tiêu đào tạo ra những công dân có phẩm chất và năng lực đáp ứng nhu cầu xã hội và hội nhập quốc tế. Việc giáo dục công dân toàn cầu chính là góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện. Bài viết trình bày về mục tiêu giáo dục công dân toàn cầu Việt Nam, xác định những địa chỉ có khả năng giáo dục công dân toàn cầu trong môn Đạo đức cấp Tiểu học, trên cơ sở đó đề xuất định hướng về phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và đánh giá kết quả giáo dục công dân toàn cầu.
Số: /2021
Số CIT: 0
Số lượt xem: 1,070
Trung tâm học tập cộng đồng được thí điểm tại Việt Nam từ năm 1997 và đã nhanh chóng phát triển tại tất cả các địa phương trong toàn quốc. Theo dữ liệu của Bộ Giáo dục và Đào tạo năm 2021, ở 10.555/10.753 đơn vị cấp xã, chiếm tỉ lệ 98,2% đã có trung tâm học tập cộng đồng. Nhiều trung tâm học tập cộng đồng với chức năng của mình trong những năm qua đã trở thành địa điểm phục vụ cho xây dựng xã hội học tập và học tập suốt đời của mọi người dân trong cộng đồng. Tuy nhiên, hiệu quả hoạt động của các trung tâm học tập cộng đồng vẫn còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu học tập của người dân trong cộng đồng và sự phát triển của chính trung tâm học tập cộng đồng. Bài viết trình bày thực trạng hoạt động của các trung tâm học tập cộng đồng và đề xuất một số định hướng phát triển bền vững của trung tâm học tập cộng đồng trong giai đoạn tiếp theo.
Số: /2021
Số CIT: 0
Số lượt xem: 1,125
Bài viết nghiên cứu nội dung thống kê trong Chương trình Toán 2018 của Việt Nam, tổng hợp và đưa ra quan điểm phân biệt giữa các khái niệm hiểu biết, suy luận và tư duy thống kê của học sinh. Trên cơ sở đó, đề xuất một số tác động sư phạm để rèn luyện hiểu biết, suy luận và tư duy thống kê cho người học với mục tiêu tăng cường tính ứng dụng và giá trị thực tiễn của Toán học trong cuộc sống.
Số: /2021
Số CIT: 0
Số lượt xem: 1,048
Giáo dục phổ thông đã và đang chuyển từ giáo dục tiếp cận nội dung sang giáo dục tiếp cận năng lực người học. Do vậy, dạy học theo tiếp cận năng lực người học như một hoạt động cốt lõi trong quá trình đào tạo người học đáp ứng mục tiêu Chương trình Giáo dục phổ thông. Bài viết trình bày thực trạng hoạt động dạy học môn Lịch sử theo tiếp cận phát triển năng lực học sinh ở các trường trung học phổ thông công lập Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh gồm: sự cần thiết của hoạt động dạy học môn Lịch sử; mục tiêu hoạt động dạy học môn Lịch sử; nội dung hoạt động dạy học môn Lịch sử; phương pháp, hình thức dạy học môn Lịch sử và kiểm tra, đánh giá môn Lịch sử theo tiếp cận phát triển năng lực học sinh từ ý kiến của 1.317 cán bộ quản lí, giáo viên và học sinh. Qua phân tích thực trạng, bài viết sử dụng Independent Sample T-test để kiểm định sự khác biệt về ý kiến đánh giá giữa 2 nhóm đối tượng khảo sát gồm nhóm 1 (cán bộ quản lí, giáo viên) và nhóm 2 (học sinh) về các nội dung khảo sát. Kết quả 5 nội dung có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa 2 nhóm đối tượng khảo sát.
Số: /2021
Số CIT: 0
Số lượt xem: 1,210
Bài viết trình bày quan điểm và cơ sở cho việc đánh giá kết quả giáo dục học sinh khuyết tật, mô hình giáo dục 4.0 và những yêu cầu đối với đánh giá kết quả giáo dục học sinh khuyết tật. Từ đó, đưa ra những gợi ý cho việc đánh giá kết quả giáo dục học sinh khuyết tật hướng tới đảm bảo chất lượng giáo dục học sinh khuyết tật trong bối cảnh giáo dục 4.0.
Số: /2021
Số CIT: 0
Số lượt xem: 1,544
Thế kỉ XXI đang thay đổi rất nhanh, đặc biệt là lĩnh vực công nghệ. Những phát triển gần đây trong lĩnh vực công nghệ thông tin đã mở ra nhiều thách thức cho con người trong nhiều lĩnh vực, khả năng sử dụng công nghệ thông tin một cách hiệu quả và hợp lí là điều cần thiết để người học tiếp thu và khai thác thông tin trong mọi lĩnh vực hoạt động trong đó có hoạt động giáo dục. Công nghệ thông tin đã có những tác động không nhỏ đối với ngành Giáo dục nước ta không chỉ đối với những học sinh bình thường mà còn là một bước ngoặt với việc giáo dục học sinh khuyết tật. Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lí giáo dục, tổ chức dạy và học ở các trường đã và đang trở thành xu thế tất yếu của giáo dục trong thời kì Cách mạng công nghệ 4.0.
Số: /2021
Số CIT: 0
Số lượt xem: 1,420
Bài viết mô tả thực trạng hỗ trợ 25 trẻ khiếm thị đa tật từ 3 đến 9 tuổi tại nhà của các gia đình có trẻ khiếm thị đa tật trên địa bàn Hà Nội với các thông tin về đặc điểm, mức độ khó khăn và mức độ tham gia các hoạt động tại gia đình của trẻ. Kết quả cho thấy, 44% trẻ khiếm thị đa tật đã từng đi học nhưng hiện giờ nghỉ ở nhà và 24% trẻ chưa từng đi học; 60% trẻ có thể tham gia một cách bắt buộc có hỗ trợ vào các hoạt động của gia đình, và 24% trẻ hoàn toàn không tham gia các hoạt động tại gia đình. Bài viết cũng trình bày nội dung, hình thức hỗ trợ trẻ khiếm thị đa tật tại nhà cùng với những thuận lợi và khó khăn của cha mẹ, người chăm sóc khi tiến hành hỗ trợ trẻ. Từ thực trạng hỗ trợ trẻ khiếm thị đa tật tại nhà, tác giả đề xuất các gợi ý nâng cao hiệu quả hoạt động này như xây dựng mạng lưới gia đình có trẻ em khiếm thị đa tật, chia sẻ kiến thức kĩ năng hỗ trợ trẻ tại gia đình, xây dựng tài liệu dành cho cha mẹ, người chăm sóc.
Số: /2021
Số CIT: 0
Số lượt xem: 844
Bài viết trình bày những phát hiện chính trong nghiên cứu bao gồm việc xem xét mức độ áp dụng kiến thức và sử dụng tài liệu ngôn ngữ kí hiệu (6000 kí hiệu ngôn ngữ và 150 video) được cung cấp trong các khóa tập huấn vào quá trình hỗ trợ học sinh khiếm thính học môn Toán và Tiếng Việt thông qua ngôn ngữ kí hiệu của giáo viên và phụ huynh. Kết quả này là cơ sở quan trọng cho các nhà giáo dục tiếp tục đưa ra những chiến lược và hỗ trợ phù hợp cho giáo viên, phụ huynh trong quá trình dạy học sinh khiếm thính thông qua ngôn ngữ kí hiệu.
Số: /2021
Số CIT: 0
Số lượt xem: 918
Sự phát triển của công nghệ 4.0 tạo ra nhiều nền tảng đầy hứa hẹn và thúc đẩy để thực hành và rèn luyện các kĩ năng một cách thuần thục trong môi trường an toàn cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ. Tuy nhiên, các nghiên cứu về về vấn đề này tại Việt Nam còn rất hạn chế. Bài viết đã tổng quan các nghiên cứu quốc tế về sử dụng công nghệ 4.0 trong giáo dục trẻ rối loạn phổ tự kỉ với bốn hình thức chính là: Can thiệp dựa trên thiết bị di động và máy tính; can thiệp dựa trên mô hình hóa video; môi trường thực tế ảo và thực tế ảo tăng cường; và giao tiếp thay thế và tăng cường. Ngoài ra, nghiên cứu cũng tóm lược những lợi ích của việc sử dụng công nghệ 4.0 trong giáo dục trẻ rối loạn phổ tự kỉ. Từ đó, đề xuất các hướng nghiên cứu và ứng dụng công nghệ 4.0 trong giáo dục trẻ rối loạn phổ tự kỉ tại Việt Nam.
Số: /2021
Số CIT: 0
Số lượt xem: 1,187
Giai đoạn chuyển tiếp từ mầm non lên tiểu học đối với trẻ rối loạn phổ tự kỉ là rất quan trọng nhưng hiện nay tại Việt Nam các nghiên cứu về vấn đề này còn hạn chế. Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm tập trung với 09 nhà chuyên môn và quản lí, phỏng vấn sâu 03 phụ huynh và 03 giáo viên đang phụ trách các lớp tiền tiểu học tại Hà Nội, nghiên cứu này tìm hiểu quan điểm của giáo viên và phụ huynh về vấn đề chuyển tiếp cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ từ mầm non lên tiểu học. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có 04 chủ đề được xác định, đó là: 1) Mức độ phổ biến của trẻ rối loạn phổ tự kỉ; 2) Các dịch vụ và chất lượng của dịch vụ hiện có; 3) Những khó khăn trong giai đoạn chuyển tiếp; 4) Mong muốn của giáo viên và phụ huynh khi thực hiện chuyển tiếp trẻ từ mầm non lên tiểu học. Từ đó, đề xuất những khuyến nghị để giai đoạn chuyển tiếp của trẻ rối loạn phổ tự kỉ được thực hiện có hiệu quả hơn