Vận dụng mô hình học tập dựa vào trải nghiệm để giáo dục hành vi bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non

Vận dụng mô hình học tập dựa vào trải nghiệm để giáo dục hành vi bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non

Vũ Thị Ngọc Minh * minhvtn@vnies.edu.vn Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam 04 Trịnh Hoài Đức, Đống Đa,Hà Nội, Việt Nam
Nguyễn Thị Thương Thương thuongntt@vnies.edu.vn Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam 04 Trịnh Hoài Đức, Đống Đa,Hà Nội, Việt Nam
Tóm tắt: 
Giáo bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non là một nội dung cần thiết. Điều đó đã được quy định trong Chương trình Giáo dục Mầm non đồng thời được khẳng định trong nhiều các văn bản pháp luật khác. Mục đích cuối cùng của giáo dục bảo vệ môi trường là làm cho trẻ có được kiến thức, kĩ năng và đặc biệt các hành vi bảo vệ môi trường phù hợp với lứa tuổi. Học qua trải nghiệm là một lí thuyết học tập quan trọng, trong đó nhấn mạnh vai trò trung tâm của kinh nghiệm trong quá trình học tập. Đối với trẻ mầm non, “học” qua trải nghiệm là một trong những cách thức giáo dục có ưu thế trong việc giúp trẻ tự trải nghiệm và “học“ được từ cuộc sống xung quanh. Bằng phương pháp hồi cứu các nghiên cứu có liên quan, bài báo này tập trung vào đề xuất cách vận dụng mô hình mô hình học tập qua trải nghiệm của David A.Kold vào giáo dục hành vi bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non. 4 bước trong quy trình học trải nghiệm đã được phân tích và chỉ dẫn cách vận dụng cụ thể. Tác giả bài báo đề xuất nguyên tắc khi vận dụng mô hình, mặc dù tính linh hoạt được chú ý tuy nhiên cốt lõi nhất là phải đảm bảo trẻ được trải nghiệm, “thử và sai” dưới sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên mầm non để trẻ tự xây dựng hiểu biết và hành vi của bản thân. Kết quả của nghiên cứu này tiếp tục góp phần mở ra hướng vận dụng linh hoạt mô hình học tập dựa vào trải nghiệm để giáo dục các nội dung khác cho trẻ em mầm non.
Từ khóa: 
Education
environmental protection behavior
learning by experience
models
preschool children.
Tham khảo: 

[1] David A. Kolb, Richard E. Boyatzis, Charalampos Mainemelis, (2001), Experiential Learning Theory: Previous Research and New Directions, eBook ISBN 9781410605986.

[2] Hội đồng Quốc gia, (2005), Từ điển Bách khoa Việt Nam 4, NXB Từ điển Bách khoa, tr.515.

[3] Saul McLeod, (2017), Kolb’s Learning Styles and Experiential Learning Cycle

[4] Lê Thị Kim Anh, (2021), Giáo dục hành vi bảo vệ môi trường qua trải nghiệm cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi, Luận án Tiến sĩ, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, tr.26.

[5] Trần Lan Hương, (2008), Kỉ yếu Hội thảo Giáo dục bảo vệ môi trường trong giáo dục mầm non.

[6] Bộ Giáo dục và Đào tạo, (2020), Chương trình Giáo dục Mầm non (Thông tư số: 51/2020/TT-BGDĐT ngày ngày 31 tháng 12 năm 2020 về Sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Chương trình Giáo dục Mầm non ban hành kèm theo Thông tư số 17/2009/TT-BGDĐT ngày 25 tháng 7 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, đã được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 28/2016/ TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).

Bài viết cùng số