Số: /2022
Số CIT: 0
Số lượt xem: 976
Đánh giá thường xuyên là hoạt động đánh giá diễn ra trong quá trình dạy học, có ý nghĩa đối với sự phát triển, tiến bộ của người học. Ứng dụng công nghệ thông tin trong kiểm tra, đánh giá là một giải pháp nhằm tăng tính tương tác, giúp thu nhận kết quả phản hồi một cách nhanh chóng và chất lượng hơn. Socrative là một trong những nền tảng trực tuyến, tạo môi trường đánh giá hấp dẫn, lôi cuốn người học. Bài viết trình bày các biện pháp và quy trình sử dụng Socrative hỗ trợ đánh giá thường xuyên trong dạy học Vật lí. Quá trình thực nghiệm sư phạm được tiến hành trên 120 học sinh Trường Trung học phổ thông Bùi Dục Tài, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị. Kết quả thực nghiệm sư phạm cho thấy, Socrative là một công cụ hiệu quả đối với hoạt động đánh giá thường xuyên trong dạy học Vật lí, góp phần nâng cao kết quả học tập của học sinh.
Số: /2022
Số CIT: 0
Số lượt xem: 992
Ba đường Conic (3c) là chủ đề tăng cường trở lại chương trình Toán phổ thông sau hàng chục năm được giảm nhẹ. Bài báo nhằm cung cấp một cái nhìn toàn cảnh về nội dung tri thức, hỗ trợ sinh viên sư phạm Toán và giáo viên trung học phổ thông có sự chuẩn bị tốt hơn cho việc triển khai Chương trình Giáo dục phổ thông môn Toán 2018. Tác giả trình bày về lịch sử hình thành phát triển của 3c, sơ lược quá trình chuyển hoá sư phạm tri thức với những lưu ý về vài điểm đứt gãy đáng chú ý, từ đó đề xuất một phương án dạy học 3c theo định hướng phát triển năng lực học sinh.
Số: /2022
Số CIT: 0
Số lượt xem: 793
Tăng động giảm chú ý được biết đến là một rối loạn có liên quan đến những khó khăn về mặt hành vi. Học sinh tăng động giảm chú ý thường có những hành vi như thiếu tập trung chú ý, luôn ngọ nguậy chân tay, hoạt động quá mức, dễ bực bội… Những khó khăn này gây trở ngại cho học sinh tăng động giảm chú ý trong việc tham gia vào các hoạt động tại gia đình, đặc biệt là tham gia vào các hoạt động ở lớp tiểu học hòa nhập. Việc thực hiện giáo dục hành vi cho học sinh tăng động giảm chú ý học hòa nhập ở tiểu học là việc làm rất quan trọng. Tuy nhiên, quá trình thực hiện giáo dục hành vi cho học sinh tăng động giảm chú ý học hòa nhập ở tiểu học có thể bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố khách quan và chủ quan. Bài viết trình bày sự ảnh hưởng của các yếu tố đến giáo dục hành vi cho học sinh tăng động giảm chú ý học hòa nhập ở tiểu học và đưa ra các đề xuất giúp giảm thiểu sự tác động tiêu cực của các yếu tố, từ đó nâng cao hiệu quả giáo dục hành vi cho học sinh tăng động giảm chú ý
Số: /2022
Số CIT: 0
Số lượt xem: 686
Bài viết trình bày những phát hiện chính trong khảo sát, đánh giá thực trạng về giáo dục hướng nghiệp cho trẻ rối loạn phát triển tại Hà Nội, bao gồm: 1/ Mức độ khuyết tật của một số nhóm trẻ rối loạn phát triển, 2/ Khả năng học nghề của một số nhóm trẻ rối loạn phát triển, 3/ Nhu cầu của cha mẹ trẻ rối loạn phát triển trong giáo dục hướng nghiệp cho trẻ rối loạn phát triển, 4/ Nội dung giáo dục hướng nghiệp cho trẻ rối loạn phát triển đang được thực hiện tại các cơ sở giáo dục tại Hà Nội. Những kết quả đánh giá thực trạng này là cơ sở quan trọng để những người làm công tác giáo dục cho học sinh rối loạn phát triển có thể đề xuất các nội dung giáo dục hướng nghiệp, biện pháp giáo dục hướng nghiệp và hình thức giáo dục hướng nghiệp có tính khả thi và hiệu quả cho học sinh rối loạn phát triển, giúp học sinh rối loạn phát triển có cơ hội được tham gia vào thế giới nghề nghiệp và thị trường lao động, có thể sống độc lập và hoà nhập cộng đồng.
Số: /2022
Số CIT: 0
Số lượt xem: 933
Bài viết đề cập đến vấn đề đọc thẩm mĩ trong dạy học thơ trữ tình ở trường trung học phổ thông môn Ngữ văn. Trong bài, tác giả trình bày một số biện pháp tổ chức dạy học đọc thẩm mĩ thơ trữ tình nhằm nâng cao hiệu quả dạy học. Các biện pháp đó là: 1/ Chuẩn bị các điều kiện dạy học đọc thẩm mĩ thơ trữ tình theo hướng dẫn nhập cảm xúc cho giáo viên và học sinh; 2/ Thiết kế quy trình tổ chức hoạt động dạy học phù hợp để khơi gợi, nuôi dưỡng và phát triển tình cảm thẩm mĩ cho học sinh khi đọc thơ trữ tình; 3/ Xây dựng hệ thống câu hỏi và bài tập phù hợp để phát triển tình cảm thẩm mĩ cho học sinh khi đọc thơ trữ tình; 4/ Sử dụng linh hoạt các hình thức kiểm tra, đánh giá nhằm phát triển kĩ năng đọc thẩm mĩ trong dạy học thơ trữ tình. Mỗi biện pháp được đề xuất đều có một vị trí, chức năng, nhiệm vụ riêng và có mối quan hệ chặt chẽ, gắn bó logic, bổ sung, hỗ trợ, xuyên thấm trong nhau, cùng hướng tới mục đích chung là giúp giáo viên biết cách tổ chức dạy học đọc thẩm mĩ thơ trữ tình, từ đó góp phần vào việc bồi dưỡng tâm hồn, trí tuệ và phát triển phẩm chất, nhân cách học sinh.
Số: /2022
Số CIT: 0
Số lượt xem: 2,934
Từ mô hình học tập trải nghiệm của John Deway, bài viết thiết kế chi tiết hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiểu học nhằm phát huy thế mạnh, tạo sự hứng thú của học sinh tham gia hoạt động giáo dục, góp phần nâng cao hiệu quả tổ chức hoạt động trải nghiệm trong nhà trường tiểu học.
Số: /2022
Số CIT: 0
Số lượt xem: 872
Bài viết trình bày kết quả nghiên cứu thực trạng xây dựng văn hóa ứng xử tại các trường tiểu học công lập ở Thành phố Hồ Chí Minh. Phân tích dữ liệu thu nhận từ phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi và phỏng vấn sâu cho thấy các trường được khảo sát đã chú trọng xây dựng văn hóa ứng xử trong nhà trường, trong đó hoạt động giáo dục văn hóa ứng xử cho học sinh được đánh giá cao nhất. Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế trong thực hiện hoạt động tuyên truyền, xây dựng và triển khai Bộ quy tắc ứng xử, bồi dưỡng nâng cao năng lực ứng xử văn hóa và năng lực giáo dục văn hóa ứng xử cho tập thể sư phạm, phối hợp với gia đình và các tổ chức xã hội tại địa phương trong xây dựng văn hóa ứng xử.
Số: /2022
Số CIT: 0
Số lượt xem: 3,876
Đổi mới phương pháp giảng dạy thực chất không phải là sự thay thế các phương pháp giảng dạy truyền thống bằng một loạt các phương pháp giảng dạy mới. Về bản chất, đổi mới phương pháp giảng dạy là đổi mới cách tiến hành các phương pháp trên cơ sở khai thác triệt để ưu điểm của các phương pháp truyền thống và vận dụng linh hoạt một số phương pháp mới nhằm phát huy tối đa tính tích cực, chủ động và sáng tạo của người học.
Số: /2022
Số CIT: 0
Số lượt xem: 6,812
Trên cơ sở phân tích nội dung chủ đề Hàm số mũ và Hàm số logarit lớp 11 (Chương trình Giáo dục phổ thông 2018) và tìm hiểu các ngành nghề trong xã hội, bài báo đề xuất nguyên tắc, quy trình thiết kế và tổ chức dạy học chủ đề Hàm số mũ và Hàm số logarit gắn với định hướng nghề nghiệp, nhằm giúp học sinh thấy được ứng dụng của chủ đề trong thực tiễn nghề nghiệp và có thêm cơ sở khoa học trong việc xây dựng kế hoạch nghề nghiệp tương lai cho bản thân.
Số: /2022
Số CIT: 0
Số lượt xem: 4,601
Một trong những giải pháp đột phá để thực hiện Chiến lược phát triển giáo dục 2011 - 2020 đó là đổi mới công tác quản lí giáo dục, bài viết phân tích tình hình thực hiện đổi mới quản lí giáo dục thông qua việc: Ban hành, thực hiện văn bản chính sách phát triển giáo dục; Cải cách thủ tục hành chính, phân cấp quản lí giáo dục; Đổi mới cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân; Phân loại chất lượng giáo dục và đào tạo theo các tiêu chuẩn chất lượng quốc gia; Quản lí theo chiến lược, quy hoạch kế hoạch; Ứng dụng công nghệ thông tin; Chỉ ra những hạn chế, nguyên nhân, từ đó đề xuất định hướng đổi mới quản lí giáo dục trong thời gian tới.