Liên kết thị trường trong sự phát triển hệ thống giáo dục đại học Việt Nam: Bằng chứng thực nghiệm giai đoạn 2013 - 2016

Liên kết thị trường trong sự phát triển hệ thống giáo dục đại học Việt Nam: Bằng chứng thực nghiệm giai đoạn 2013 - 2016

Trịnh Thanh Hải * trinhthanhhai@tnus.edu.vn Trường Đại học Khoa học - Đại học Thái Nguyên Phường Tân Thịnh, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên, Việt Nam
Trần Trung trungt1978@gmail.com Học viện Dân tộc - Ủy ban Dân tộc Chính phủ Khu đô thị Dream Town, đường 70, Tây Mỗ, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Lê Văn Đạo levandao96kt@gmail.com Đại học Fulbright Việt Nam 105 Tôn Dật Tiên, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Nguyễn Văn Đức nguyenvanduc.c20@gmail.com Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Tây Thị trấn Thường Tín, huyện Thường Tín, Hà Nội, Việt Nam
Tóm tắt: 
Bài viết nghiên cứu cung cấp bằng chứng thực nghiệm về thực trạng liên kết giữa sự phát triển kinh tế thị trường với hiệu suất giáo dục đại học tại Việt Nam giai đoạn 2013 - 2016. Chỉ số Färe-Primont (FP) phân tách hiệu suất giáo dục đại học tại Việt Nam thành các chỉ số cấu phần. Kết hợp với dữ liệu niên giám thống kê, kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, các chỉ tiêu phát triển kinh tế của Việt Nam (Ví dụ: tổng sản phẩm, phát triển doanh nghiệp tư nhân, chỉ số phát triển công nghiệp, dòng chảy đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI) không cải thiện song song với hiệu suất giáo dục đại học. Điều này hàm ý một sự phát triển thiếu đồng bộ trong hai trụ cột kinh tế và giáo dục đại học tại Việt Nam. Do đó, trong giai đoạn tới, xây dựng và phát triển một cách hiệu quả các cơ chế kết nối giữa trường đại học với thị trường (lao động), đồng thời việc xây dựng dự án chia sẻ thông tin giáo dục đồng bộ là nhiệm vụ tối quan trọng trong hoạch định chính sách.
Từ khóa: 
Total factor productivity (TFP)
higher education
economic development
Vietnam
Färe-Primont index
Tham khảo: 

[1] Narver, J. C., & Slater, S. F, (1990), The effect of a market orientation on business profitability, Journal of marketing, 54(4), p.20-35.

[2] Schlosser, F. K., & McNaughton, R. B, (2009), Using the I‐MARKOR scale to identify market‐oriented individuals in the financial services sector, Journal of Services Marketing

[3] Akonkwa, D. B. M, (2009), Is market orientation a relevant strategy for higher education institutions? Context analysis and research agenda, International journal of quality and service sciences.

[4] Felgueira, T., & Rodrigues, R. G, (2015), Market orientation of teachers and researchers in higher education institutions: a new approach, Procedia-Social and Behavioral Sciences, 174, 3017-3024.

[5] Slaughter, S., Slaughter, S. A., & Rhoades, G, (2004), Academic capitalism and the new economy: Markets, state, and higher education, JHU Press.

[6] World Bank, (2020), Improving the Performance of Higher Education in Vietnam: Strategic Priorities and Policy Options, World Bank.

[7] Hayden, M, (2017), The road ahead for the higher education sector in Vietnam, Journal of International and Comparative Education (JICE), p.77-89.

[8] Trần Quang Tuyến - Phạm Hiệp Hùng - Lê Văn Đạo, (2020), Đánh giá hiệu quả hệ thống giáo dục Việt Nam: chỉ dụng chỉ số FP, Tạp chí Giáo dục, số 471(2), p.4-11.

[9] Trịnh, T. H - Thuần, P. V - Nghiêm, T. T - Lã, P. T, (2021), Tác động của chất lượng quản trị công tới nâng cao hiệu quả hoạt động của các trường đại học và cao đẳng tại Việt Nam: Bằng chứng thực nghiệm giai đoạn 2013 - 2016, Tạp chí Giáo dục, p.12-20.

[10] Becker, G. S, (1964), Human Capital: A Theoretical and Empirical Analysis, with Special Reference to Education, University of Chicago Press.

[11] Hall, P. A., & Soskice, D, (2001), An introduction to varieties of capitalism, op. cit, 21-27

[12] Mok, K. H, (2021), Managing neo-liberalism with Chinese characteristics: The rise of education markets and Higher education governance in China, International Journal of Educational Development, 84, 102401.

[13] Pham, T. L. P. (2013). Higher education governance in vietnam: university action, the state and changing relationships.

[14] Farrell, M. J, (1957), The measurement of productive efficiency, Journal of the Royal Statistical Society, 120(3), p.253-282.

[15] Tran, C. D. T. T., Battese, G. E., & Villano, R. A, (2020), Administrative capacity assessment in higher education: The case of universities in Vietnam, International Journal of Educational Development, 77, 102198.

[16] Vu, Q., & Tran, T. Q, (2021), Government financial support and firm productivity in Vietnam, Finance Research Letters, 40, 101667.

Bài viết cùng số