Khả năng tiếp cận việc làm của sinh viên công nghệ thông tin trong bối cảnh Cách mạng 4.0

Khả năng tiếp cận việc làm của sinh viên công nghệ thông tin trong bối cảnh Cách mạng 4.0

Ngô Thị Thanh Tùng * tungntt@vnies.edu.vn Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam 101 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam
Trần Thị Thái Hà hattt@vnies.edu.vn Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam 101 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam
Tóm tắt: 
Cách mạng công nghệ lần thứ tư đã và đang ảnh hưởng mạnh mẽ đến nền kinh tế và phát triển nhân lực. Một loạt các công nghệ mới xuất hiện dựa trên nền tảng kết nối và công nghệ số và được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực đòi hỏi sự chuyển đổi nhanh hơn bao giờ hết của các doanh nghiệp công nghệ thông tin. Nghiên cứu này xem xét nhu cầu về nhân lực của các doanh nghiệp công nghệ thông tin và phân tích khả năng nắm bắt các cơ hội việc làm trong các doanh nghiệp này của sinh viên tốt nghiệp đại học. Tổng cộng 986 doanh nghiệp đã được khảo sát bằng bảng hỏi và 20 cuộc thảo luận nhóm tập trung đã được thực hiện. Kết quả nghiên cứu cho thấy, doanh nghiệp công nghệ thông tin rất thiếu nhân lực trong độ tuổi 25-35, thiếu nhân lực lãnh đạo và trực tiếp sản xuất, thiếu nhân lực có kĩ năng phân tích và giải quyết vấn đề và thiếu nhân lực trình độ trên đại học để thực hiện các nghiên cứu triển khai. Những thông tin này có thể giúp ích cho sinh viên và người lao động nắm bắt được các cơ hội việc làm và đáp ứng tốt hơn yêu cầu của công việc. Kết quả nghiên cứu cũng bổ sung thêm dữ liệu về khả năng đáp ứng với công việc của nhân lực trình độ đại học, giúp các nhà nghiên cứu và đào tạo nhân lực xác định trọng tâm của các hoạt động sắp tới.
Từ khóa: 
Labor demand
information technology enterprises
information technology human resources
job opportunities
university graduates.
Tham khảo: 

[1] Bộ Thông tin và Truyền thông, (03/01/2020), Chỉ thị về định hướng phát triển ngành Công nghệ thông tin và Truyền thông năm 2020, Văn bản số 01/CT-BTTTT.

[2] Ousmane Dione, (2018), Công nghiệp 4.0 – Nắm bắt đột phá cho sự phát triển của Việt Nam, i https://www. worldbank.org/vi/news/speech/2018/07/17/industry-4- harnessing-disruption-for-vietnams-development, truy cập ngày 1/10/2021

[3] Ngân hàng Thế giới, (2021), Việt Nam số hoá: Con đường đến tương lai, ISBN: 978-604-331-971-2.

[4] Trần Thị Thái Hà, (2019), Kết quả khảo sát doanh nghiệp công nghệ thông tin 2019, thuộc Nghiên cứu dự báo nhu cầu nguồn nhân lực làm cơ sở xây dựng chương trình đào tạo đến năm 2025.

[5] Ban Chỉ đạo Quốc gia về Công nghệ thông tin, (2017), Sách trắng Công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam 2016, NXB Bộ Thông tin và Truyền thông, Hà Nội

[6] Ban Chỉ đạo Quốc gia về Công nghệ thông tin, (2018), Sách trắng Công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam 2017, NXB Bộ Thông tin và Truyền thông, Hà Nội.

[7] Ban Chỉ đạo Quốc gia về Công nghệ thông tin, (2019), Sách trắng Công nghệ thông tin và Truyền thông Việt Nam 2018, NXB Bộ Thông tin và truyền thông, Hà Nội.

[8] Bộ Công thương, (16/8/2019), https://moit.gov.vn/tinchi-tiet/-/chi-tiet/topdev-nam-2019-viet-nam-thie...

Bài viết cùng số