Phát triển năng lực tính toán cho học sinh trong dạy học Hình học ở trường trung học cơ sở

Phát triển năng lực tính toán cho học sinh trong dạy học Hình học ở trường trung học cơ sở

Cao Thị Hà * hact@tnue.edu.vn Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam
Phạm Minh Tú tulevis96@gmail.com Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái nguyên 20 Lương Ngọc Quyến, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên, Việt Nam
Tóm tắt: 
Tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới năm 2015, Klaus Schwab cho rằng: Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra, trong đó các công nghệ và các xu hướng đột phá như interrnet kết nối vạn vật, người máy, thực tế ảo và trí tuệ nhân tạo đang làm thay đổi cách sống và cách làm việc của chúng ta theo những cách mà chúng ta chưa từng nghĩ đến. Tại diễn đàn này, các học giả đã xác định được 16 kĩ năng mà người học cần có để có thể sống và lao động trong thế kỉ XXI, trong đó có thể kể đến các kĩ năng quan trọng như: ngôn ngữ, tính toán, khoa học, tài chính, ICT, ... Trong Chương trình Giáo dục phổ thông mới của Việt Nam, năng lực tính toán được xác định là năng lực chung cần hình thành cho học sinh. Trước đây, năng lực tính toán thường được hiểu là khả năng thực hiện bốn phép tính số học. Tuy nhiên, hiện nay, năng lực tính toán được xác định đó là khả năng và sự sẵn sàng sử dụng các kiến thức toán học vào các tình huống đa dạng của cuộc sống. Do vậy, trên cơ sở phân tích tài liệu của các tác giả trong và ngoài nước về năng lực tính toán, bài viết xác định các biểu hiện của năng lực tính toán trong học tập Hình học và đề xuất một số biện pháp để phát triển năng lực tính toán cho học sinh trong học tập Hình học ở trường trung học cơ sở.
Tham khảo: 

[1] Bộ Giáo dục và Đào tạo, (2018), Chương trình Giáo dục phổ thông (Thông tư 32/2018- TT- BGDĐT).

[2] Phạm Gia Đức - Phạm Đức Quang, (2002), Hoạt động hình học ở trường trung học cơ sở, NXB Giáo dục, Hà Nội.

[3] Yakov Perelman, (2018), Hình học vui, NXB Thế giới

[4] Johnston, M., Thomas, G., Ward, J, (2009), The development of students’ ability in strategyand knowledge, New Zealand Numeracy Development Projects, 49–57

[5] R. Faragher & R. I. Brown, (2005), Numeracy for adults with Down syndrome: it’s a matter of quality of life, Journal of Intellectual Disability Research.

[6] Ministry Education Malaysia, (2013), Mathematics curriculum specifications Form 5, Kuala Lumpur, Malaysia: Curriculum Development Division, Kementerian Pelajaran Malaysia.

[7] Acara, (2019), Program of reaserch: Key finding for four international comparative studies, www.acara.edu. au.

[8] https://hwb.gov.wales/curriculum-for-wales/ mathematics-and-numeracy/, truy cập ngày 23 tháng 5 năm 2021.

[9] Cao Thị Hà - Đặng Xuân Cương - Nguyễn Thị Quốc Hòa, (7/2021), Năng lực tính toán trong chương trình giáo dục của một số quốc gia và xây dựng khung năng lực tính toán cho học sinh trung học cơ sở của Việt Nam, Tạp chí Giáo dục, số 506.

[10] https://highlandnumeracyblog.wordpress.com/nationalnumeracy-progression-..., Scotland, truy cập ngày 10 tháng 01 năm 2022.

[11] Trần Cường - Nguyễn Thùy Duyên (2018), Tìm hiểu lí thuyết giáo dục toán học gắn với thực tiễn và vận dụng xây dựng bài tập thực tiễn trong dạy học môn Toán, Tạp chí Giáo dục, tháng 5 năm 2018.

[12] World Economic Forum, (2015), The skills needed in the 21st century, http://widgets.weforum.org/nve-2015/ chapter1.html.

Bài viết cùng số