Số: /2022
Số CIT: 0
Số lượt xem: 794
Bài viết phân tích một số cơ sở xây dựng cấu trúc năng lực tạo lập văn bản thông tin cho sinh viên Sư phạm Ngữ văn. Đó là định nghĩa về năng lực tạo lập văn bản theo khuynh hướng tiếp cận quy trình và tiếp cận thể loại trong dạy học viết văn bản; quan niệm về cấu trúc của năng lực viết của các tổ chức giáo dục trên thế giới và ở Việt Nam; chuẩn đầu ra trong chương trình đào tạo cử nhân Sư phạm Ngữ văn… Dựa vào các cơ sở nói trên, bài viết xác định cấu trúc năng lực tạo lập văn bản thông tin cho sinh viên Sư phạm Ngữ văn gồm 6 thành tố. Dựa vào lí thuyết của ngôn ngữ học chức năng, tác giả đã mô tả 6 thành tố đó thành các chỉ số, sau đó cụ thể hoá các chỉ số thành các tiêu chí chất lượng. Việc phân tích cấu trúc của năng lực tạo lập văn bản thông tin theo từng thành phần như vậy có ý nghĩa quan trọng. Đó là những căn cứ để đánh giá năng lực viết văn bản thông tin cho sinh viên Sư phạm Ngữ văn, đồng thời cũng là căn cứ xác định chuẩn đầu ra cho sinh viên Sư phạm Ngữ văn.
Số: /2022
Số CIT: 0
Số lượt xem: 901
Giáo dục dựa vào bối cảnh là một cách tiếp cận có thể giúp người học học tập một cách có ý nghĩa thông qua sự kết nối giữa bài học với những trải nghiệm của người học gắn với thực tiễn cuộc sống thường ngày của họ - nơi mà các em chủ động áp dụng kiến thức của mình vào bối cảnh thực tế và giải quyết các vấn đề đích thực. Trên thế giới cũng như ở Việt Nam, các nghiên cứu về cách tiếp cận này có xu hướng tập trung nhiều ở cấp học phổ thông vẫn còn thiếu vắng nghiên cứu và các bài viết về cách tiếp cận giáo dục này trong các hoạt động giáo dục ở bậc học mầm non. Dựa trên cơ sở tổng quan tư liệu, bài viết góp phần làm sáng rõ hơn việc tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ em mẫu giáo theo tiếp cận dựa vào bối cảnh địa phương. Từng thành tố trong quá trình tổ chức hoạt động tạo hình được hướng dẫn cách thực hiện theo tiếp cận dựa vào bối cảnh địa phương. Bài viết chỉ ra hướng vận dụng tiếp cận này trong các hoạt động giáo dục khác cho trẻ em lứa tuổi mầm non, qua đó thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa triết lí mà các nhà lãnh đạo và nhà giáo dục trên toàn thế giới tin tưởng, đó là giáo dục cần dựa vào cuộc sống, giáo dục vì cuộc sống.
Số: /2022
Số CIT: 0
Số lượt xem: 957
Một số vấn đề về sử dụng đa phương tiện trong dạy học môn Toán ở trường Tiểu học (Chương trình 2018)
Trong dạy học, với sự hỗ trợ của đa phương tiện (multimedia) như: văn bản, đồ họa, hình ảnh, âm thanh, video… giáo viên có thể xây dựng được những bài giảng sinh động, góp phần to lớn trong việc đổi mới phương pháp và hình thức dạy học. Bài viết đề xuất một số biện pháp sử dụng hiệu quả đa phương tiện để hỗ trợ đổi mới phương pháp dạy học môn Toán ở trường Tiểu học theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất học sinh.
Số: /2022
Số CIT: 0
Số lượt xem: 1,665
Bài viết đề cập đến nhận thức về năng lực vận dụng mô hình giáo dục cảm xúc - xã hội (SEL) vào dạy học của sinh viên sư phạm Việt Nam. Bằng phương pháp điều tra bảng hỏi trên 1100 sinh viên sư phạm năm 3, năm 4 ngành Giáo dục Tiểu học từ 6 trường đại học trên toàn quốc, chúng tôi phát hiện rằng, sinh viên sư phạm hiện nay nhận thức ở mức trung bình về năng lực này. Cụ thể, sinh viên gặp khó khăn trong việc nhận biết được, phân biệt được và vận dụng được khái niệm năng lực cảm xúc - xã hội, mô hình SEL, các thành tố trong mô hình SEL vào dạy học, nhất là chưa xác định được nội hàm “năng lực vận dụng SEL” khi tổ chức dạy học. Các phát hiện của nghiên cứu này mở ra cơ hội để tìm hiểu sâu hơn về các chỉ báo của năng lực vận dụng mô hình SEL vào dạy học, đề xuất các biện pháp phát triển năng lực này ở sinh viên sư phạm góp phần phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh tiểu học trong bối cảnh đổi mới giáo dục Việt Nam.
Số: /2022
Số CIT: 0
Số lượt xem: 894
Trẻ rối loạn phổ tự kỉ có hạn chế trong tương tác - giao tiếp xã hội, các hành vi rập khuôn - định hình, điều này đã khiến trẻ gặp nhiều khó khăn trong việc hình thành kĩ năng hoạt động nhóm, đặc biệt với trẻ 5 - 6 tuổi trong môi trường hòa nhập. Bài viết nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng tới việc giáo dục kĩ năng hoạt động nhóm cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ 5 - 6 tuổi thông qua trò chơi, bao gồm các yếu tố về phương pháp sư phạm của giáo viên, tỉ lệ trẻ trong lớp hòa nhập và sử dụng các trò chơi không phù hợp với kĩ năng và đặc điểm của phần lớn học sinh, sự kì thị của các cha mẹ, sự xa lánh của bạn học, môi trường gia đình, điều kiện học tập, sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường. Nghiên cứu này là cơ sở để xây dựng hệ thống biện pháp điều chỉnh việc tổ chức trò chơi nhằm hình thành kĩ năng hoạt động nhóm cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ 5 - 6 tuổi, giúp trẻ có thể tham gia vào nhóm chơi theo khả năng của mình, đồng thời giúp giáo viên trang bị đầy đủ kiến thức về các chiến lược, phương pháp hỗ trợ trẻ rối loạn phổ tự kỉ 5 - 6 tuổi trong quá trình tổ chức hoạt động nhóm cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ trong môi trường hòa nhập.
Số: /2022
Số CIT: 0
Số lượt xem: 900
Mô hình dạy học lớp học đảo ngược là một trong những mô hình dạy học mà có thể giúp người học chủ động, tăng quyền kiểm soát cho bản thân, khuyến khích việc học tập và cộng tác, thế nên hình thức dạy học này sẽ là một gợi ý cho việc dạy học trực tuyến thêm phát huy hiệu quả và nâng cao năng lực tự học cho học sinh. Bên cạnh đó, Hóa học với đặc thù là một khoa học thực nghiệm, có nội dung gắn liền với thực tiễn cuộc sống nên sẽ rất hiệu quả cho giáo viên nếu biết sử dụng các bài tập có liên quan đến thực tiễn vào việc dạy học. Bài báo đề cập đến cách thức vận dụng mô hình lớp học đảo ngược kết hợp với hệ thống bài tập được xây dựng có nội dung gắn liền với thực tiễn trong dạy học Hóa học 10 nhằm kích thích hứng thú và động cơ học tập, tăng tính chủ động cho học sinh, góp phần nâng cao hiệu quả dạy học trực tuyến trong bối cảnh đại dịch COVID 19.
Số: /2022
Số CIT: 0
Số lượt xem: 975
Đào tạo tiếp cận CDIO nói chung, xây dựng và phát triển chương trình đào tạo tiếp cận CDIO nói riêng là một giải pháp để nâng cao chất lượng đào tạo, trong đó có đào tạo giáo viên tiểu học của trường đại học. Để xây dựng, triển khai chương trình đào tạo giáo viên tiểu học tiếp cận CDIO có hiệu quả, bài báo đề xuất 5 giải pháp quản lí: Quán triệt cho đội ngũ cán bộ quản lí và giảng viên về sự cần thiết phải quản lí chương trình đào tạo giáo viên tiểu học tiếp cận CDIO; Quản lí xây dựng chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo giáo viên tiểu học tiếp cận CDIO; Quản lí thiết kế khung chương trình đào tạo giáo viên tiểu học tiếp cận CDIO; Quản lí xây dựng đề cương chi tiết học phần tiếp cận CDIO trong đào tạo giáo viên tiểu học đảm bảo sự thống nhất các nội dung dạy học, kiểm tra và đánh giá; Quản lí các điều kiện đảm bảo thực hiện chương trình đào tạo giáo viên tiểu học tiếp cận CDIO
Số: /2022
Số CIT: 0
Số lượt xem: 2,621
Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam là những định hướng phát triển đất nước, là một trong những phương thức lãnh đạo quan trọng của Đảng, thể hiện ý chí, vai trò của Đảng đối với các lĩnh vực của đời sống xã hội. Do đó, sau khi Nghị quyết được ban hành, việc đưa Nghị quyết của Đảng vào thực tiễn cuộc sống là nhiệm vụ quan trọng, then chốt. Trong bài viết này, tác giả vận dụng những điểm mới, cốt lõi lĩnh vực kinh tế - xã hội trong Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng thời kì đổi mới vào giảng dạy môn Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam cho sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Bà Rịa - Vũng Tàu.
Số: /2022
Số CIT: 0
Số lượt xem: 884
Bài viết trình bày tổng quan những nghiên cứu đi trước về tính sẵn sàng đi học của trẻ mẫu giáo, những vấn đề chuẩn bị cho trẻ vào lớp Một, vấn đề chuyển tiếp đối với trẻ rối loạn phổ tự kỉ và đề xuất một số biện pháp nhằm giáo dục chuẩn bị cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ vào trường phổ thông như: tổ chức trò chơi, tổ chức hình thức “tiết học”, áp dụng hỗ trợ trực quan. Bài báo nhấn mạnh đến việc chuẩn bị cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ vào lớp Một là cả một quá trình ở trường mầm non chứ không chỉ đến 5 tuổi mới chuẩn bị cho trẻ. Hơn nữa, chuẩn bị sẵn sàng cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ vào học phổ thông sẽ giúp trẻ thích ứng tốt hơn, học tập tốt hơn khi bước vào học ở môi trường hoàn toàn mới với thầy cô, bạn bè mới và những hoạt động mới khi mà hoạt động chủ đạo từ chơi chuyển sang hoạt động học tập.
Số: /2022
Số CIT: 0
Số lượt xem: 1,085
Bài viết nhằm nâng cao hiểu biết về thói quen tham gia của giáo viên vào quá trình phát triển chuyên môn (Continuous Professional Development - CPD) thông qua việc điều tra vai trò của số năm kinh nghiệm giảng dạy và và năng lực của họ. Bài viết được nghiên cứu dựa trên số lượng khảo sát trực tuyến của 464 giáo viên, bao gồm 120 giáo viên nữ và 344 giáo viên nam tại các trường phổ thông tại Việt Nam. Kết quả cho thấy, sự tham gia vào CPD của giáo viên có sự khác nhau giữa số năm công tác và năng lực tiếng Anh của giáo viên đó. Từ đó, các kết quả hỗ trợ cho việc khuyến khích giáo viên tham gia vào các hoạt động CPD cũng như cho công tác tổ chức các hoạt động phát triển chuyên môn cho hiệu quả.