Danh sách bài viết

Số: /2022 Số CIT: 0 Số lượt xem: 6,449
Thích ứng với hoạt động quản lí dạy học sẽ giúp hiệu ttrưởng tiểu học chủ động, sáng tạo trong hoạt động quản lí dạy học và nâng cao hiệu quả hoạt động quản lí dạy học. Bài báo đề cập đến thực trạng và giải pháp nâng cao mức độ thích ứng với hoạt động quản lí dạy học của hiệu trưởng trường tiểu học trong điều kiện đổ mới giáo dục phổ thông.
Số: /2022 Số CIT: 0 Số lượt xem: 3,536
Trên cơ sở khảo sát thực tế trang bị, tổ chức sử dụng phòng học bộ môn tại 56 trường trung học phổ thông trên địa bàn 05 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, An Giang, Hậu Giang, nội dung bài viết hướng đến việc phân tích, đánh giá thực trạng trang bị, tổ chức sử dụng phòng học bộ môn tại 56 trường được khảo sát để có thêm cơ sở xây dựng, trang bị; sắp xếp, bố trí bàn ghế trong phòng học bộ môn; tổ chức hoạt động và tổ chức quản lí phòng học bộ môn phù hợp với Thông tư 14/2020/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 5 năm 2020 về ban hành Quy định phòng học bộ môn của cơ sở giáo dục phổ thông. Bài viết là tài liệu tham khảo hữu ích đối với việc trang bị và sử dụng phòng học bộ môn ở trường trung học phổ thông hiện nay nhằm đáp ứng yêu cầu của Chương trình Giáo dục phổ thông 2018.
Số: /2022 Số CIT: 0 Số lượt xem: 3,716
Chuyển đổi số trong quản lí cơ sở giáo dục là điều kiện quan trọng để nâng cao hiệu quả quản lí. Bản chất của chuyển đổi số trong quản lí cơ sở giáo dục chính là chuyển đổi phương thức quản lí dựa trên nền tảng công nghệ nhằm thay đổi một cách tổng thể, toàn diện và mang lại hiệu quả, giảm chi phí. Chuyển đổi số trong quản lí cơ sở giáo dục tạo cơ hội để thay đổi tư duy, phương pháp, quy trình, mô hình quản lí cơ sở giáo dục. Vì vậy, cần xây dựng khung chính sách thúc đẩy chuyển đổi số trong quản lí cơ sở giáo dục, từ đó đề xuất chính sách nhằm nâng cao hiệu quả quản lí và góp phần nâng cao chất lượng giáo dục
Số: /2022 Số CIT: 0 Số lượt xem: 4,130
Đã có nhiều nghiên cứu về hoạt động tự học của sinh viên song vẫn còn thiếu các nghiên cứu về năng lực tự học ngoại ngữ như một chuyên ngành đào tạo trong đó có tiếng Nhật thương mại. Bài viết này khảo sát ba yếu tố cấu thành về chất của năng lực tự học là nhận thức về tự học, thái độ tự học và phương pháp tự học cùng với yếu tố về lượng là thời gian tự học của sinh viên chuyên ngành tiếng tiếng Nhật thương mại, Trường Đại học Ngoại thương thông qua phương pháp điều tra bằng bảng hỏi. Đồng thời, nghiên cứu phân tích mối tương quan giữa ba yếu tố kể trên với thời gian tự học của sinh viên để từ đó đề ra phương hướng nhằm nâng cao năng lực tự học cho sinh viên. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, cần nâng cao nhận thức của sinh viên về tầm quan trọng của tự học đối với giờ học trên lớp, đồng thời trang bị cho sinh viên phương pháp tự học để tăng tính chủ động của sinh viên trong học tập với những kiến thức không liên quan trực tiếp đến giờ học trên lớp.
Số: /2022 Số CIT: 0 Số lượt xem: 3,961
Tự học có vai trò quan trọng không chỉ trong trường học mà còn trong đời sống thực tiễn của mỗi cá nhân. Ngoài việc cải thiện kết quả học tập, tự học còn mang lại cơ hội để người học phát triển và rèn luyện khả năng hoạt động độc lập, sáng tạo và học tập suốt đời. Bài viết đưa ra một số biện pháp giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực tự học môn Ngữ văn ở cấp Trung học cơ sở, một trong những năng lực chung cần được hình thành cho học sinh theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018.
Số: /2022 Số CIT: 0 Số lượt xem: 3,866
Giáo dục kĩ năng mềm cho sinh viên là một yêu cầu khách quan xuất phát từ yêu cầu phát triển của nền kinh tế. Giáo dục kĩ năng mềm đang được các trường đại học quan tâm nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu thị trường lao động. Bài viết đề cập tới khái niệm kĩ năng mềm, các nội dung để thực hiện giáo dục kĩ năng mềm dựa trên dạy và học chính khóa, đặc biệt bài viết sẽ phân tích các yêu cầu về tích hợp kĩ năng mềm trong giảng dạy ở các trường đại học Việt Nam hiện nay.
Số: /2022 Số CIT: 0 Số lượt xem: 3,544
Ngôn ngữ kí hiệu là bản ngữ (ngôn ngữ gốc/đầu tiên) của cộng đồng người Điếc. Sự khác biệt giữa ngôn ngữ kí hiệu không chỉ là phương thức thể hiện ở các đơn vị ngôn ngữ như giữa âm vị và chỉ vị, giữa từ vựng và kí hiệu, giữa các kiểu trật tự cú pháp để tạo câu mà ẩn sâu trong đó là những đặc trưng về tư duy, nhận thức, phong cách giao tiếp và văn hóa. Trẻ Điếc học tiếng Việt cần được xem là học ngôn ngữ thứ hai và khác biệt giữa trẻ thính người Việt học tiếng Việt. Bài viết này tập trung nhấn mạnh sự phát triển câu từ thành phần nòng cốt, đặt trong sự đối sánh giữa ngôn ngữ kí hiệu và tiếng Việt. Chúng tôi hi vọng rằng, bài viết một lần nữa khẳng định sự tồn tại độc lập và độc đáo của ngôn ngữ kí hiệu và phần nào làm rõ hơn cách biểu đạt, mở rộng câu từ việc phát triển nòng cốt câu của hai ngôn ngữ.
Số: /2022 Số CIT: 0 Số lượt xem: 3,922
Vận dụng mô hình dạy học 5E trong giảng dạy các môn khoa học tự nhiên như Toán, Vật lí, Hóa học, Sinh học ngày càng chiếm được ưu thế trên thế giới bởi những hiệu quả mà nó mang lại trong việc phát triển năng lực người học và xây dựng kế hoạch dạy học của giáo viên. Trên cơ sở phân tích lí luận về mô hình dạy học 5E, dạy học phát triển năng lực, Chương trình Giáo dục môn Hóa học phổ thông 2018, bài báo chỉ ra sự đáp ứng của mô hình dạy học 5E trong dạy học phát triển năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ Hóa học cho học sinh và đề xuất một tiến trình dạy học cụ thể hoá mô hình dạy học 5E và bộ công cụ đánh giá năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ Hóa học của học sinh. Vận dụng thiết kế và thực nghiệm kế hoạch dạy học 02 chủ đề “Amine và đời sống” và “Protein và vấn đề sức khỏe” thuộc phần “Hợp chất chứa Nitrogen” được tổ chức vừa đáp ứng đầy đủ các yêu cầu cần đạt vừa đánh giá được các biểu hiện của năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ Hóa học cho học sinh. Kết quả thực nghiệm đã chỉ ra sự phù hợp của mô hình dạy học 5E trong việc phát triển năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ Hóa học cho học sinh ở cấp Trung học phổ thông.
Số: /2022 Số CIT: 0 Số lượt xem: 3,897
Thực tế tổ chức dạy học dự án cho thấy, có nhiều điểm tương đồng với quy trình thực hiện một đề tài nghiên cứu khoa học. Để thực hiện đồng thời mục tiêu dạy học và phát triển năng lực nghiên cứu khoa học cho sinh viên, có thể định hướng, yêu cầu để các dự án học tập được xây dựng dưới dạng một đề tài nghiên cứu khoa học và áp dụng quy trình thực hiện một đề tài nghiên cứu khoa học. Bài viết chia sẻ các giai đoạn hướng dẫn và định hướng sinh viên xây dựng dự án học tập theo định hướng phát triển năng lực nghiên cứu khoa học gồm ba giai đoạn với những yêu cầu về sản phẩm cần đạt ở mỗi giai đoạn.
Số: /2022 Số CIT: 0 Số lượt xem: 4,060
Quan điểm xây dựng Chương trình Giáo dục phổ thông môn Tự nhiên và Xã hội 2018 là tăng cường hướng dẫn học sinh học tập cá nhân, nhóm để tạo ra các sản phẩm học tập; đồng thời hướng tới mục tiêu hình thành và phát triển ở học sinh năng lực khoa học, trong đó có năng lực thành phần “tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh”. Để cụ thể hóa Chương trình, sách giáo khoa môn học này ở lớp 3 đã được ban hành và đưa vào sử dụng năm học 2022-2023, việc nghiên cứu tổ chức hoạt động nhóm theo hướng phát triển các năng lực của học sinh tiểu học có vai trò quan trọng, có tính thời sự, cấp thiết trong việc giúp giáo viên hiểu và áp dụng trong thực tiễn giảng dạy khi năm học mới bắt đầu. Nghiên cứu này phân tích khái niệm và cấu trúc của năng lực tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh, hoạt động nhóm và vai trò của hoạt động nhóm trong phát triển năng lực tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh, từ đó đề xuất cách thức tổ chức hoạt động nhóm nhằm phát triển năng lực này trong dạy học chủ đề “Thực vật và động vật” (Tự nhiên và Xã hội 3). Kết quả của nghiên cứu sẽ giúp giáo viên tiểu học “đi tắt, đón đầu” trong việc tiệm cận dần với Chương trình Giáo dục phổ thông mới trong tổ chức hoạt động dạy học môn Tự nhiên và Xã hội và môn Khoa học trong thời gian tới