Danh sách bài viết

Số: /2022 Số CIT: 0 Số lượt xem: 748
Giáo dục giá trị nghề nghiệp là hình thành phẩm chất và nhân cách của người lao động khi tham gia các hoạt động thuộc lĩnh vực nghề nghiệp của mình. Do đó, chất lượng nguồn nhân lực phụ thuộc nhiều vào định hướng giá trị nghề nghiệp trong quá trình đào tạo. Hiện nay, nhiều sinh viên chưa có định hướng giá trị nghề nghiệp đúng đắn, nguyên nhân chủ yếu là do quản lí còn có điều chưa phù hợp. Bài viết phân tích cơ sở lí luận, đánh giá thực trạng về vấn đề này, qua đó đề xuất một số biện pháp quản lí giáo dục giá trị nghề nghiệp cho sinh viên tại Trường Đại học Thủ đô Hà Nội nhằm đáp ứng được yêu cầu đổi mới trong bối cảnh nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế hiện nay.
Số: /2022 Số CIT: 0 Số lượt xem: 907
Xây dựng và triển khai kế hoạch giáo dục nhà trường là một nhiệm vụ bắt buộc với các trường Tiểu học khi thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông 2018. Nhóm nghiên cứu của Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam đã khảo sát, đánh giá thực trạng việc xây dựng và triển khai kế hoạch giáo dục nhà trường ở cấp Tiểu học và thấy rằng, các trường đang gặp nhiều khó khăn bởi công việc này là một nhiệm vụ rất mới. Bài viết nhằm chia sẻ một số kinh nghiệm và góp phần giúp các trường tháo gỡ được những khó khăn đó
Số: /2022 Số CIT: 0 Số lượt xem: 1,204
Dạy học kết hợp đang ngày càng được chú trọng, quan tâm và phát triển trong các tổ chức giáo dục, đặc biệt là giáo dục đại học trước sự ảnh hưởng của COVID-19. Dạy học kết hợp bao gồm các buổi học trực tuyến và trực tiếp. Trong đó, các bài giảng trực tuyến cần được lập kế hoạch và chuẩn bị đầy đủ hơn so với các buổi học trực tiếp, từ xây dựng câu hỏi, cấu trúc bài giảng đến xem xét khả năng tương tác tới người học. Trong nghiên cứu này, chúng tôi phát triển một khóa tự học kết hợp nhằm: 1/ Xem xét nhu cầu tự học của học sinh/sinh viên; 2/ Đánh giá những khó khăn và thuận lợi trong công tác xây dựng và triển khai khoá bồi dưỡng trong thực tế; 3/ Đánh giá sự hài lòng của người dùng với khóa học kết hợp. Tổng cộng 73 học viên cao học và sinh viên sư phạm đã tham gia khóa học trong 4 tuần. Theo đó, dữ liệu định tính và định lượng đã được thu thập để đánh giá chất lượng khóa học và sự hài lòng của học viên cho thấy tính khả thi trong việc thực hiện mô hình học tập kết hợp với: 1/ Sự hài lòng của người dùng ở mức tương đối cao; 2/ Nội dung có lượng tương tác cao; 3/ Chất lượng kiến thức thể hiện qua kết quả kiểm tra ở mức khá.
Số: /2022 Số CIT: 0 Số lượt xem: 915
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm tìm hiểu tác động của việc dạy học trực tuyến lên quá trình học tiếng Anh cũng như những kì vọng mà sinh viên không chuyên ngữ tại Trường Đại học Vinh dành cho hình thức học trực tuyến này. Để thực hiện nghiên cứu, dữ liệu và ngữ liệu nghiên cứu đã được thu thập thông qua bảng câu hỏi dành cho 171 sinh viên không chuyên ngữ và phỏng vấn chuyên sâu, sau đó được thực hiện cho 15 sinh viên trong số 171 sinh viên trên. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng, hình thức dạy học qua nền tảng trực tuyến trong đại dịch COVID-19 đã mang đến cả lợi ích lẫn thách thức cho người học. Hình thức giảng dạy này cũng ít nhiều ảnh hưởng đến sự tương tác trong lớp học giữa sinh viên và giáo viên, giữa sinh viên và sinh viên. Bên cạnh đó, đối tượng tham gia nghiên cứu bày tỏ mong muốn có những cải tiến đối với nền tảng cũng như những hoạt động giảng dạy của giáo viên nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người học. Từ những kết quả nghiên cứu nêu trên, bài viết đưa ra một số khuyến nghị cho các nhà quản lí giáo dục và giáo viên với mục đích phát triển chất lượng dạy và học theo hình thức trực truyến này ở môi trường đại học tại Việt Nam
Số: /2022 Số CIT: 0 Số lượt xem: 1,355
Bài viết trình bày khái quát các mô hình lí luận dạy học và lí thuyết học tập cơ bản, trên cơ sở đó đề xuất nhóm các tiêu chí đánh giá chất lượng dạy học: Mục đích (mục tiêu), nội dung, phương pháp, phương tiện, tổ chức, không gian, thời gian, quan hệ thầy trò, kết quả. Căn cứ vào các tiêu chí đánh giá chất lượng dạy học đã trình bày ở trên, tác giả xây dựng tiêu chí đánh giá một tiết dạy (Phiếu dự giờ). Trong phiếu dự giờ có 7 nhóm tiêu chí với 15 tiêu chí cụ thể và có quy định điểm cho mỗi tiêu chí.
Số: /2022 Số CIT: 0 Số lượt xem: 717
Trên cơ sở khái quát những vấn đề lí luận về quản lí dạy học các môn Nghiệp vụ cơ bản ở các trường Trung cấp Cảnh sát Nhân dân theo định hướng phát triển năng lực thực hiện, qua phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi trên 98 cán bộ quản lí, giáo viên, tác giả bài báo khái quát bức tranh thực trạng về vấn đề này, tạo cơ sở khoa học và thực tiễn để đề xuất 06 biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả quản lí hoạt động dạy học các môn Nghiệp vụ cơ bản ở các trường Trung cấp Cảnh sát Nhân dân theo hướng phát triển năng lực thực hiện, bao gồm: Tổ chức giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho cán bộ quản lí, giáo viên, học viên về dạy và học môn Nghiệp vụ cơ bản theo định hướng phát triển năng lực thực hiện; Tổ chức xây dựng chương trình, kế hoạch dạy học môn Nghiệp vụ cơ bản theo định hướng phát triển năng lực thực hiện; Chỉ đạo đổi mới phương pháp, hình thức dạy học môn Nghiệp vụ cơ bản theo định hướng phát triển năng lực thực hiện; Chỉ đạo sử dụng phương tiện kĩ thuật hiện đại trong dạy học môn Nghiệp vụ cơ bản ở các trường Trung cấp Cảnh sát Nhân dân; Chú trọng xây dựng môi trường sư phạm và đảm bảo các điều kiện cho hoạt động dạy và học môn Nghiệp vụ cơ bản theo định hướng phát triển năng lực thực hiện; Thường xuyên kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy và học môn Nghiệp vụ cơ bản theo định hướng phát triển năng lực thực hiện.
Số: /2022 Số CIT: 0 Số lượt xem: 1,197
Bài viết bàn về biện pháp giáo dục lí tưởng cách mạng đạo đức lối sống cho học sinh phổ thông. Trong bài, tác giả làm rõ: Tầm quan trọng của giáo dục lí tưởng, đạo đức, lối sống cho học sinh trong bối cảnh hiện nay; Biện pháp giáo dục lí tưởng cách mạng, đạo đức và lối sống cho học sinh phổ thông, bao gồm: 1/ Nâng cao năng lực nhận thức cho đội ngũ cán bộ, giáo viên về tầm quan trọng của việc giáo dục lí tưởng cách mạng, đạo đức và lối sống cho học sinh; 2/ Kế hoạch hoá công tác giáo dục lí tưởng cách mạng, đạo đức và lối sống cho học sinh; 3/ Tổ chức, chỉ đạo công tác giáo dục lí tưởng cách mạng, đạo đức và lối sống cho học sinh; 4/ Đa dạng hoá các hoạt động trải nghiệm sáng tạo và giáo dục ngoài giờ lên lớp trong giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh; 5/ Cụ thể hóa tiêu chuẩn đánh giá đạo đức, lối sống của học sinh; 6/ Xây dựng chế độ khen thưởng và kỉ luật.
Số: /2022 Số CIT: 0 Số lượt xem: 1,853
Ngôn ngữ mạch lạc là một trong những nội dung giáo dục trẻ 5 - 6 tuổi quan trọng ở trường mầm non, giúp trẻ phát triển toàn diện và đặc biệt là làm tiền đề tạo lập văn bản ở dạng viết cho cấp học tiếp theo. Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ cần được thực hiện thường xuyên, lồng ghép vào các hoạt động khác nhau ở trường mầm non, nhất là trong hoạt động trải nghiệm. Bài báo tập trung làm rõ thực trạng phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua hoạt động trải nghiệm tại các trường mầm non trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Đây là cơ sở thực tiễn để đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả tổ chức quá trình này ở trường mầm non
Số: /2022 Số CIT: 0 Số lượt xem: 1,201
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã kí quyết định ban hành Chương trình Giáo dục phổ thông mới theo Thông tư số 32/2018/ TT BTC ngày 26 tháng 12 năm 2018. Theo đó, Chương trình Giáo dục phổ thông năm 2018 bắt đầu được thực hiện và triển khai từ năm học 2020 - 2021 đối với lớp Một và theo hình thức cuốn chiếu đối với từng cấp học. Tháng 3 năm 2021, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam đã tiến hành một nghiên cứu về tình hình triển khai Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 và sách giáo khoa lớp Một trong phạm vi cả nước. Nghiên cứu được thực hiện bằng hình thức trực tuyến với sự tham gia của 43.165 giáo viên tại 63 tỉnh thành ở các khu vực thành thị, nông thôn, miền núi và hải đảo. Bài viết trình bày một phần kết quả thu được từ nghiên cứu này, trong đó đi sâu vào mô tả thực trạng sử dụng những hướng dẫn của Chương trình và những điều kiện để triển khai Chương trình lớp Một hiệu quả. Trên cơ sở các phát hiện ban đầu, bài viết đưa ra một số khuyến nghị về việc sử dụng những hướng dẫn trong Chương trình Giáo dục phổ thông lớp Một và đ
Số: /2022 Số CIT: 0 Số lượt xem: 1,016
Trong những năm gần đây, chủ đề về công bố khoa học ở các quốc gia đang phát triển về thu hút sự quan tâm của giới học giả trên toàn thế giới. Một mặt, vấn đề này giúp nhìn nhận lại sự bất bình đẳng trong sản xuất tri thức giữa các vùng trên thế giới. Mặt khác, chính các quốc gia đang phát triển đang tích cực thúc đẩy quá trình công bố khoa học như một cách thức để bắt kịp với những quốc gia phát triển. Thông qua việc phân tích số lượng và mẫu hình nghiên cứu của một cơ sở hay rộng hơn là ở quy mô quốc gia, chúng ta có thể xem xét tình hình phát triển về khoa học, bối cảnh phân bổ nguồn lực khoa học, các chính sách khoa học cũng như con đường hình thành các diễn ngôn học thuật ở khu vực đó. Nghiên cứu này tập trung mô tả các sản phẩm xuất bản khoa học và thống kê một số công bố tiêu biểu trong lĩnh vực khoa học giáo dục từ Việt Nam giai đoạn 1991 - 2019 dựa trên phân tích trắc lượng thư mục và cơ sở dữ liệu SCOPUS. Các phát hiện của nghiên cứu có thể được sử dụng như một điểm xuất phát cho các nghiên cứu chiều dọc trong tương lai.