Danh sách bài viết

Số: /2022 Số CIT: 0 Số lượt xem: 982
Để dạy học theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh, một trong những kĩ năng cần có của mỗi giáo viên là kĩ năng thiết kế câu hỏi kiểm tra, đánh giá theo hướng này. Đặc biệt, mỗi sinh viên sư phạm cần được rèn luyện kĩ năng thiết kế câu hỏi kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường. Trong bài viết này, dựa trên các kết quả nghiên cứu về kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh và quy trình rèn luyện kĩ năng, chúng tôi đề xuất quy trình rèn luyện kĩ năng thiết kế câu hỏi kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh cho sinh viên Sư phạm Toán.
Số: /2022 Số CIT: 0 Số lượt xem: 769
Chuẩn bị cho trẻ vào lớp Một là một nhiệm vụ quan trọng của giáo dục mầm non. Môn Toán ở Tiểu học là một trong những môn học cốt lõi và có nhiều ứng dụng trong cuộc sống của mỗi người. Trong khi đó, trẻ khuyết tật trí tuệ có khiếm khuyết về trí tuệ, do vậy, các em cần có những kĩ năng cơ bản về tính toán để có thể tham gia học hoà nhập hiệu quả ở Tiểu học. Sử dụng bài tập bổ trợ là một chiến lược hữu hiệu giúp trẻ khuyết tật trí tuệ có thể tiếp nhận những kĩ năng cơ bản về tiền tính toán để vào lớp Một được thuận lợi. Dựa trên tổng quan các nghiên cứu đi trước và quá trình triển khai thực tiễn, bài viết trình bày ba nhóm/dạng bài tập bổ trợ là: 1) Nhóm bài tập gắn liền với đồ dùng cụ thể (thao tác); 2) Nhóm bài tập gắn liền với trực quan hình ảnh; 3) Nhóm bài tập gắn liền với biểu tượng.
Số: /2022 Số CIT: 0 Số lượt xem: 2,002
Dạy học dựa trên trò chơi là một phương pháp gây nhiều hứng thú cho người học nhưng đòi hỏi tính sáng tạo cao của người dạy để có thể vận dụng tối ưu phương pháp sử dụng trò chơi trong dạy học và đáp ứng các yêu cầu của việc tổ chức thực hiện phương pháp. Bài viết đưa ra thực trạng phương pháp sử dụng trò chơi của một số trường trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Gia Lai, đồng thời đề xuất một số trò chơi sử dụng trong dạy học phần Sinh học tế bào, Sinh học lớp 10 nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong học tập. Kết quả thực nghiệm chứng minh tính hiệu quả của phương pháp trò chơi được sử dụng trong dạy học thông qua kết quả các bài kiểm tra kiến thức sinh học cũng như khảo sát hứng thú của học sinh ở những lớp mà giáo viên đã sử dụng phương pháp trò chơi trong quá trình dạy học.
Số: /2022 Số CIT: 0 Số lượt xem: 864
Bài viết tổng quan một số nghiên cứu về năng lực số, khung năng lực số của học sinh. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất vận dụng vào phát triển năng lực số cho học sinh qua môn Ngữ văn. Bài viết cũng chỉ ra những cơ hội có thể tích hợp, phát triển một số biểu hiện của năng lực này trong môn Ngữ văn cấp Trung học, đồng thời minh họa bằng một kế hoạch bài dạy môn Ngữ văn ở lớp 10 theo Chương trình 2018. Với những thông tin đó, bài viết mong muốn các nhà nghiên cứu và các giáo viên có một cái nhìn cụ thể về khả năng phát triển năng lực số cho học sinh qua môn học
Số: /2022 Số CIT: 0 Số lượt xem: 722
Trong xu thế đổi mới giáo dục hiện nay, việc quản lí chất lượng đào tạo giáo viên theo tiếp cận AUN-QA là nội dung rất quan trọng và cần thiết đối với các cơ sở giáo dục đại học, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo và hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, chất lượng đào tạo giáo viên tiểu học ở các trường/ khoa đại học sư phạm hiện nay vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Bài viết tập trung phân tích và đánh giá thực trạng quản lí chất lượng đào tạo giáo viên tiểu học theo tiếp cận AUN-QA ở các trường/khoa đại học sư phạm giai đoạn 2017 - 2021, từ đó đề xuất các biện pháp góp phần nâng cao và đổi mới chất lượng đào tạo giáo viên tiểu học, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường lao động.
Số: /2022 Số CIT: 0 Số lượt xem: 820
Bảng xếp hạng đại học THE Impact (Times Higher Education Impact Ranking) là bảng xếp hạng đại học mới được ra đời từ năm 2019 do THE công bố. Bảng xếp hạng hướng tới mục tiêu đánh giá những đóng góp của các trường đại học cho cộng đồng theo các mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp quốc. Đến năm 2021, Bảng xếp hạng THE Impact đã kêu gọi được sự tham gia của hơn 1000 trường đại học trên thế giới. Trong bài viết này, tác giả khảo sát sự hiện diện của các trường đại học tại khu vực Đông Nam Á, bao gồm các nước: Thái Lan, Myanmar, Malaysia, Phillipines, Việt Nam và Campuchia tại bảng xếp hạng này trong giai đoạn 2019-2021. Kết quả cho thấy, bảng xếp hạng này đã ngày càng thu hút được sự quan tâm của các trường đại học tại Đông Nam Á. Mặc dù vậy, trong các đại học thuộc khu vực tham gia vào bảng xếp hạng này, chỉ có rất ít các đại học có thứ hạng cao từ bảng xếp hạng đại học THE truyền thống. Bài viết đưa ra bức tranh sơ bộ về kết quả tham gia bảng xếp hạng THE Impact của các trường đại học Đông Nam Á, từ đó đưa ra các khuyến nghị cho các nhà hoạch định chính sách, các trường đại học và bản thân bảng xếp hạng THE Impact.
Số: /2022 Số CIT: 0 Số lượt xem: 1,105
Đánh giá việc thực hiện kế hoạch chăm sóc - giáo dục trẻ mầm non đảm bảo yêu cầu bình đẳng giới và phù hợp thực tiễn địa phương là một việc làm quan trọng và cần thiết trong trường mầm non, bao gồm những nội dung sau: Đánh giá việc xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch và kết quả thực hiện kế hoạch chăm sóc - giáo dục đảm bảo yêu cầu bình đẳng giới và phù hợp thực tiễn địa phương với các phương pháp đánh giá chủ yếu như: Phân tích các loại kế hoạch giáo dục (năm, tháng, tuần, hàng ngày) theo độ tuổi, theo chủ đề, theo hoạt động của trường, nhóm, lớp; Dự giờ, quan sát hoạt động của giáo viên và của trẻ; Quan sát biểu hiện của trẻ; Trao đổi với cha mẹ của trẻ; Trò chuyện với trẻ và sử dụng bài tập đo. Trên cơ sở kết quả đánh giá, đưa ra điều chỉnh hoặc bổ sung nhằm khắc phục những điều chưa đạt được, điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp
Số: /2022 Số CIT: 0 Số lượt xem: 1,000
Mô hình giáo dục STEM là mô hình giáo dục trong đó học sinh được vận dụng tích hợp kiến thức các lĩnh vực như: Khoa học, Công nghệ, Kĩ thuật và Toán học vào một vấn đề cụ thể của thực tiễn cần giải quyết, qua đó năng lực của học sinh được phát triển. Thông qua giải quyết vấn đề của chủ đề STEM trong các bài học, học sinh có thể vận dụng các kiến thức đã học nhằm phát triển các năng lực cần thiết cho bản thân. Nghiên cứu này đề xuất hoạt động tổ chức dạy học chủ đề “Sản xuất nước Giaven” theo mô hình giáo dục STEM nhằm phát triển năng lực năng lực tự học cho học sinh ở trường phổ thông. Kết quả thực nghiệm sư phạm tại Trường Trung học phổ thông Xuân Mai cho thấy, tính khả thi của mô hình giáo dục STEM trong việc hình thành và phát triển năng lực tự học cho học sinh.
Số: /2022 Số CIT: 0 Số lượt xem: 759
Đến nay, còn có nhiều cách hiểu về chuẩn trong xây dựng Chương trình Giáo dục phổ thông, vì có nhiều cách tiếp cận khác nhau như từ bình diện: Xây dựng chuẩn đầu ra hay đánh giá kết quả học tập của học sinh, quản lí dạy và học theo chuẩn... Vì thế, cũng có nhiều cách tiếp cận về xây dựng chuẩn như: Phục vụ cho đánh giá tổng kết hay dạy và học theo chuẩn... Bài viết này làm rõ cách tiếp cận xây dựng chuẩn trong Chương trình Giáo dục phổ thông từ bình diện dạy học theo chuẩn ở Việt Nam. Theo đó, chuẩn là sự cụ thể hoá các yêu cầu cần đạt, giúp người đọc hiểu được chiều sâu của chương trình đó cũng như hình dung được vùng phát triển gần nhất của học sinh được mô tả thông qua các mức độ cần đạt. Trên cơ sở đó, minh hoạ chuẩn trong Chương trình Giáo dục phổ thông môn Toán ban hành năm 2018. Vì thế, chuẩn hỗ trợ thẩm định cũng như chọn lựa sách giáo khoa trong bối cảnh một chương trình và có nhiều bộ sách giáo khoa; giúp chỉ đạo dạy học và kiểm tra, đánh giá theo chuẩn. Đặc biệt, chuẩn không chỉ hỗ trợ đánh giá tổng kết mà còn giúp đánh giá thường xuyên, vì người dạy và người học đều biết rõ yêu cầu cần đạt với từng đơn vị kiến thức (hay chủ đề/bài học) trong Chương trình, góp phần tránh được hiện tượng người học “ngồi nhầm lớp”.
Số: /2022 Số CIT: 0 Số lượt xem: 742
Trong những năm gần đây, xếp hạng đại học đã trở thành xu thế, ở một góc độ khác nó đã trở thành một công cụ đảm bảo chất lượng giáo dục đại học. Dù muốn hay không muốn, các trường đại học trên thế giới và Việt Nam vẫn phải tham gia một cách chủ động hay bị động vào việc xếp hạng. Do đó, các cơ sở giáo dục đại học cần chủ động tham gia xếp hạng đại học và biết sử dụng kết quả xếp hạng như một căn cứ khách quan để xác định những chỉ tiêu cải tiến chất lượng, nâng cao thứ hạng thông qua đó khẳng định vị thương hiệu và uy tín. Những hiểu biết về xếp hạng đại học trên thế giới sẽ giúp các trường đại học Việt Nam chủ động tham gia xếp hạng đại học phù hợp với sứ mệnh, mục tiêu và điều kiện của mỗi trường. Nghiên cứu này thu thập, phân tích, so sánh, đánh giá về lịch sử xếp hạng đại học; chỉ ra những xu thế, quy luật của xếp hạng đại học trên thế giới; từ đó đưa ra một số hàm ý quản trị đối với xếp hạng đại học ở Việt Nam.