Danh sách bài viết

Số: /2022 Số CIT: 0 Số lượt xem: 1,017
Bài viết tập trung nghiên cứu về hiệu ứng của phần mềm GeoGebra nhằm thiết kế các sản phẩm hình học động phục vụ mục đích dạy học Hình học ở tiểu học. Cụ thể, tác giả mong muốn hình thành công thức tính diện tích hình thoi bằng hình ảnh động, giúp các học sinh tiểu học chủ động tiếp thu kiến thức và phát triển tư duy hình học bằng phần mềm GeoGebra. Thông qua thực nghiệm sư phạm, sản phẩm hình học động đã được các giáo viên tiểu học quan tâm và tạo hứng thú học Toán cho học sinh.
Số: /2022 Số CIT: 0 Số lượt xem: 796
Thế kỉ XXI là một thế kỉ của công nghệ, trong đó mọi quốc gia đang thực hiện nhiều cải cách, chính sách liên quan đến các giáo dục khoa học. Một tính năng độc đáo của tích hợp STEM với nghệ thuật bao gồm mĩ thuật, nghệ thuật tự do và nghệ thuật thể chất biến STEM thành STEAM và trở thành khẩu hiệu cải cách giáo dục ở rất nhiều các quốc gia trên toàn thế giới. Việc phát triển Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 theo hướng tiếp cận năng lực đòi hỏi giáo viên cần có những đổi mới để đáp ứng được xu hướng của giáo dục. Năng lực dạy học STEAM là một trong những năng lực cần có của giáo viên trong thời đại này. Bài viết đề xuất công cụ tự đánh giá năng lực STEAM cho giáo viên phổ thông. Trên cơ sở tham khảo ý kiến một số chuyên gia, cuộc điều tra được tiến hành và thực nghiệm trên 249 giáo viên; bằng việc kết hợp các kĩ thuật kiểm định Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá (EFA), kết quả nghiên cứu đã xác định được 5 nhóm nhân tố với 37 tiêu chí. Giáo viên có thể sử dụng bộ công cụ này để tự đánh giá, từ đó có những điều chỉnh, bồi dưỡng và phát triển trong việc dạy học STEAM.
Số: /2022 Số CIT: 0 Số lượt xem: 3,435
Bài viết đánh giá tác động của căng thẳng học tập đến thái độ học tập của sinh viên. Dựa trên dữ liệu khảo sát, bằng phương pháp hồi quy bội, nghiên cứu tìm thấy tác động tích cực của căng thẳng học tập đến thái độ học tập. Ngoài ra, các nhân tố: phương pháp học tập, giảng viên và phương pháp giảng dạy, cơ sở vật chất cũng là những yếu tố quan trọng giải thích sự khác biệt về thái độ học tập của sinh viên.
Số: /2022 Số CIT: 0 Số lượt xem: 5,203
Đảm bảo chất lượng cơ sở giáo dục đóng vai trò quan trọng trong nâng cao chất lượng đáp ứng nhu cầu đào tạo, nghiên cứu khoa học và phục vụ cộng đồng/xã hội, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, địa phương. Hơn nữa, chu trình tổ chức cải tiến chất lượng liên tục luôn được coi là “cốt lõi” để đảm bảo chất lượng cơ sở giáo dục. Dựa trên PDCA, bài báo này trình bày và phân tích đề xuất chu trình tổ chức cải tiến chất lượng liên tục C-EPD (C - Checking là Giám sát/Kiểm tra; E - Evaluating là Đánh giá; P - Planning là Lập kế hoạch; D - Doing là Thực hiện kế hoạch) theo 03 giai đoạn và được chi tiết thành 08 bước có quan hệ chặt chẽ với nhau theo cách “Sản phẩm” của quá trình trước là “Đầu vào” của “Quá trình” sau, cụ thể: (Bước 1 và 2A, 2B) Quá trình tổ chức kiểm tra/giám sát, đánh giá thực trạng chất lượng để xác định vấn đề chất lượng cần cải tiến (C-E); (Bước 3-5) Quá trình lập kế hoạch cải tiến chất lượng (P); (Bước 6-7) Quá trình tổ chức, chỉ đạo thực hiện các chiến lược/giải pháp cải tiến chất lượng (D). Kết quả nghiên cứu góp phần nâng cao chất lượng hoạt động đảm bảo chất lượng cơ sở giáo dục trong thực tiễn.
Số: /2022 Số CIT: 0 Số lượt xem: 695
Đại dịch COVID-19 đã tạo ra một cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội chưa từng có. Tỉ lệ thất nghiệp gia tăng, chi phí liên quan đến phòng chống dịch bệnh hiện đang tạo ra gánh nặng tài chính nặng nề đối với nhóm đối tượng yếu thế trong xã hội và sinh viên là một trong số đó. Nghiên cứu này là kết quả của cuộc khảo sát 120 sinh viên đại học năm thứ hai và năm thứ ba tại Hà Nội về ảnh hưởng của dịch bệnh đến tình hình tài chính của sinh viên. Kết quả nghiên cứu cho thấy, hầu hết sinh viên đều chịu ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch bệnh. Nguồn thu sụt giảm mạnh trong khi chi phí phục vụ quá trình học tập có xu hướng tăng. Do đó, các trường đại học và Chính phủ cần có chính sách hỗ trợ sinh viên vượt qua khó khăn để tiếp tục học đại học trong bối cảnh mới.
Số: /2022 Số CIT: 0 Số lượt xem: 4,349
Cơ sở văn hoá Việt Nam là học phần bắt buộc trong Chương trình đào tạo sinh viên ngành Giáo dục mầm non. Kiến thức học phần rất cần thiết để người học áp dụng trong nghề nghiệp tương lai là giáo dục trẻ mầm non. Do đó, bài viết nêu tổng quan về vị trí, nội dung học phần Cơ sở văn hoá Việt Nam, Chương trình giáo dục ở trường mầm non và định hướng nội dung, hướng dẫn vận dụng kiến thức văn hóa theo 5 chủ đề giáo dục trẻ lứa tuổi mẫu giáo để sinh viên có ý thức học tập học phần tốt hơn và góp phần giáo dục trẻ xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
Số: /2022 Số CIT: 0 Số lượt xem: 1,513
Trong đại dịch COVID-19, kinh nghiệm tiếp cận đa ngành về đảm bảo chất lượng chăm sóc, giáo dục mầm non của Phần Lan, Mĩ, Úc, Nga, Hàn Quốc, Colombia, Thái Lan và Malaysia khẳng định mỗi quốc gia với những điều kiện khác nhau đã ban hành những chính sách, chỉ đạo thực hiện các giải pháp đảm bảo chất lượng giáo dục mầm non trong bối cảnh COVID-19 với sự phối hợp của nhiều ngành. Trong đó, các giải pháp tập trung vào việc tổ chức diễn đàn trao đổi, hợp tác đa ngành, trao quyền quyết định chất lượng giáo dục mầm non, thu hút sự tham gia của cha mẹ trẻ, hỗ trợ cha mẹ trẻ đang gặp khó khăn, sử dụng các nền tảng công nghệ để giáo dục trực tuyến… Trên cơ sở tổng quan tư liệu kinh nghiệm ứng phó với đại dịch của giáo dục mầm non ở các quốc gia nêu trên chính là bài học thực tiễn để đề xuất khuyến nghị đảm bảo chất lượng giáo dục mầm non tại Việt Nam theo hướng tiếp cận đa ngành về xây dựng hành lang pháp lí, tăng cường nhận thức, phân cấp, chỉ đạo thực hiện linh hoạt theo cơ chế phối hợp đa ngành tại địa phương, tận dụng các nguồn lực và ứng dụng giải pháp công nghệ thông tin vào giáo dục mầm non trong bối cảnh dịch bệnh.
Số: /2022 Số CIT: 0 Số lượt xem: 704
An toàn thông tin là một ngành đặc thù, là ngành học tương đối khó với quy mô đào tạo hằng năm khá ít so với các ngành học khác mặc dù đã có nhiều cơ chế, chính sách mở và ưu tiên dành riêng cho ngành học này từ các cơ quan chủ quản. Mục đích của nghiên cứu này nhằm xem xét thực trạng quản lí chất lượng đào tạo ngành An toàn thông tin tại Học viện Kĩ thuật Mật mã - một trong các cơ sở đào tạo trọng điểm, dựa trên kết quả khảo sát ý kiến các bên liên quan để từ đó đề xuất các giải pháp cải tiến, nâng cao hiệu quả đào tạo, đáp ứng tốt với yêu cầu thực tiễn hiện nay.
Số: /2022 Số CIT: 0 Số lượt xem: 1,921
Bài viết tổng quan các nghiên cứu về hướng nghiệp và dạy nghề cho thanh thiếu niên rối loạn phát triển, thực trạng vấn đề về nhận thức của cha mẹ, cộng đồng về tầm quan trọng của hướng nghiệp và dạy nghề; tác động của việc tổ chức hướng nghiệp và dạy nghề đến thanh thiếu niên rối loạn phát triển; những hậu quả, nguyên nhân gây khó khăn trong việc đào tạo hướng nghiệp và dạy nghề, đồng thời đưa ra một số định hướng nhóm ngành nghề phù hợp với thanh thiếu niên rối loạn phát triển ở Việt Nam.
Số: /2022 Số CIT: 0 Số lượt xem: 1,520
Phân luồng học sinh phổ thông có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với mỗi cá nhân và toàn xã hội; góp phần cung ứng nguồn nhân lực với cơ cấu phù hợp với nhu cầu của nền kinh tế, tạo cơ hội được học tập suốt đời cho mọi người, hướng tới xây dựng xã hội học tập. Thực tế hiện nay ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, bên cạnh những kết quả đạt được thì công tác phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở, trung học phổ thông chưa hiệu quả, chưa tạo nền tảng cho việc chuẩn bị nguồn nhân lực có chất lượng, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong giai đoạn phát triển của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0. Vì vậy, trên cơ sở tìm hiểu thực trạng, bài báo đã đưa ra một số giải pháp phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông.