Số: /2023
Số CIT: 0
Số lượt xem: 613
Với những thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, ứng dụng công nghệ tiên tiến để nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục đã trở thành hướng đi mới của giáo dục. Thêm vào đó, sự bùng nổ của đại dịch COVID-19 đã tạo đà thúc đẩy quá trình chuyển đổi số trong giáo dục diễn ra mạnh mẽ. Trong bối cảnh này, giáo dục thích ứng với những ưu điểm về dạy học cá nhân hoá, học tập linh hoạt càng được đẩy mạnh và trở thành xu hướng của giáo dục hiện đại. Trên cơ sở nghiên cứu tổng quan những vấn đề lí luận và thực tiễn triển khai giáo dục thích ứng ở một số quốc gia trên thế giới và Việt Nam, nghiên cứu này đề xuất một mô hình giáo dục thích ứng để từng bước triển khai trong giáo dục phổ thông ở Việt Nam.
Số: /2023
Số CIT: 0
Số lượt xem: 698
Bài viết phân tích tính hiệu quả của hệ thống học trực tuyến tại Trường Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông Thái Nguyên. Nghiên cứu sử dụng bảng hỏi thông qua khảo sát trực tuyến với đối tượng nghiên cứu là 120 sinh viên tại Khoa Công nghệ thông tin. Kết quả cho thấy, việc giảng dạy học tập trực tuyến của sinh viên phần nào đáp ứng được việc học tập tự chủ và có những ưu điểm nhất định. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích mà học tập trực tuyến mang lại thì còn có những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình học trực tuyến của người học nên học tập trực tuyến chưa mang lại hiệu quả cao so với phương pháp truyền thống. Do đó, dựa trên kết quả nghiên cứu này, bài viết đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học trực tuyến để đạt được hiệu quả tốt hơn trong thời kì chuyển đổi số.
Số: /2023
Số CIT: 0
Số lượt xem: 5,169
Dạy học trải nghiệm môn Toán 10 là vấn đề được đặt ra và chú trọng trong Chương trình Giáo dục phổ thông 2018. Dạy học trải nghiệm giúp học sinh có nền tảng tư duy độc lập, có thể chủ động phát hiện vấn đề, tìm cách thức giải quyết các vấn đề của môn học vào trong cuộc sống.
Số: /2023
Số CIT: 0
Số lượt xem: 1,551
Bài viết tập trung làm rõ khả năng nâng cao chất lượng giáo dục đại học thông qua vận dụng phép biện chứng duy vật trong công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học của giảng viên. Tác giả nghiên cứu trường hợp giảng dạy chiến thuật hình sự trong các cơ sở giáo dục đại học của lực lượng Công an Nhân dân để chứng minh cho luận điểm nêu trên. Qua đó, tác giả đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục đại học Việt Nam trong thời gian tới.
Số: /2023
Số CIT: 0
Số lượt xem: 579
Giáo dục các vấn đề toàn cầu từ bậc Phổ thông đang được quan tâm sâu rộng từ nhiều quốc gia bởi đây là cách tiếp cận trong trao quyền cho người học trở thành những công dân tích cực cả ở địa phương và toàn cầu trong việc xây dựng một thế giới hòa bình, thấu hiểu, hòa nhập và an toàn hơn. Bài viết dưới đây là tồng quan của tác giả tìm hiểu về những nội dung và chủ đề toàn cầu và cách thức tích hợp những nội dung toàn cầu trong môn học từ khung hướng dẫn tích hợp các quan điểm giáo dục toàn cầu dành cho nhà trường phổ thông Úc. Tác giả mong muốn đây là nguồn tham khảo hữu ích khi cho các nhà trường, giáo viên và cả các nhà nghiên cứu giáo dục muốn đưa các vấn đề toàn cầu vào môn học và hoạt động giáo dục nhà trường phổ thông của Việt Nam.
Số: /2023
Số CIT: 0
Số lượt xem: 1,556
Trong bài báo này, chúng tôi hướng đến việc nghiên cứu Phần mềm Hình học động (DGS) để xây dựng một số tình huống thực tế trong giáo dục tiểu học. Cụ thể, xây dựng công thức tính diện tích hình tam giác với các mức độ từ cơ bản đến nâng cao nhằm giúp học sinh tiểu học phát triển tư duy hình học và tư duy trừu tượng bằng phần mềm GeoGebra. Chúng tôi kì vọng rằng, những kết quả và cách tiếp cận phương pháp luận được sử dụng trong nghiên cứu này sẽ được học sinh và giáo viên trong ngành Giáo dục Tiểu học quan tâm.
Số: /2023
Số CIT: 0
Số lượt xem: 1,259
Đổi mới phương pháp dạy học không chỉ nhằm thay đổi cách dạy học một chiều phương pháp, học sinh thụ động trong học tập mà còn chú trọng đến năng lực dạy học phát triển cho học sinh. Giáo viên cần chuyển quá trình giáo dục từ chủ yếu dạy kiến thức theo định hướng phát triển năng lực của học sinh và phẩm chất. Bài viết này xác định những biểu hiện về năng lực của học sinh tiểu học giải Toán các bài toán về dãy số. Từ đó, đề xuất quy trình dạy học phát triển năng lực giải Toán của học sinh tiểu học thông qua dạy nội dung dãy số. Chúng tôi mong rằng, bài viết sẽ có những đóng góp ít nhiều cho bạn đọc nói chung, cho giáo viên dạy học Toán ở tiểu học nói riêng, trong quá trình phát triển năng lực giải Toán cho học sinh trong giai đoạn đổi mới ngày nay
Số: /2023
Số CIT: 0
Số lượt xem: 3,520
: “Chuẩn” trong giáo dục được coi như thước đo để đánh giá chất lượng giáo dục. Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 được xây dựng theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực người học. Chương trình đã xác định các yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực; chương trình các môn học cũng đã xác định yêu cầu cần đạt của từng chủ đề. Tuy nhiên, Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 chưa xây dựng chuẩn đánh giá để làm căn cứ cho giáo viên trong việc dạy học và đánh giá kết quả học tập của học sinh. Bài viết đã trình bày các quan niệm về “Chuẩn”, các loại “Chuẩn” trong chương trình; quy trình xây dựng “Chuẩn đánh giá năng lực” và vận dụng trong việc xây dựng “Chuẩn đánh giá năng lực” môn Giáo dục công dân cấp Trung học cơ sở.
Số: /2023
Số CIT: 0
Số lượt xem: 770
Quản lí nhân sự giáo viên trong các trường phổ thông công lập ở Việt Nam là một trong những vấn đề trọng tâm đối với các cơ quan quản lí giáo dục các cấp và cũng là sự quan tâm rất lớn của đội ngũ giáo viên làm việc tại các trường. Nghiên cứu thực trạng qua nhìn nhận, đánh giá trực tiếp của giáo viên đang làm việc tại các trường phổ thông cho thấy, dù đã có nhiều cố gắng nỗ lực từ tất cả các bên liên quan nhưng bên cạnh một số mặt được giáo viên đánh giá khá tốt thì công tác này vẫn cần phải được hoàn thiện đối với các hạn chế và bất cập đang tồn tại hiện nay. Các vấn đề này được đề cập trong bài viết bao gồm: Các văn bản quản lí cần phù hợp hơn theo các cấp học, chế độ tiền lương, tiền thưởng, một số khía cạnh trong đào tạo, phát triển, trong đánh giá hoàn thành nhiệm vụ của giáo viên… cần được hoàn thiện. Qua đó, tạo nên sự tác động tích hợp và hiệu ứng tích cực trong hành động thực hiện công việc của giáo viên một cách chủ động và sáng tạo hơn trong hoạt động dạy học và giáo dục.
Số: /2023
Số CIT: 0
Số lượt xem: 663
Bài viết chỉ ra kinh nghiệm quốc tế về dịch vụ, tổ chức dịch vụ hỗ trợ gia đình và cộng đồng trong chăm sóc - giáo dục trẻ dưới 36 tháng tuổi. Nghiên cứu chỉ rõ vai trò của dịch vụ giáo dục, các loại hình, đặc điểm và những yếu tố ảnh hưởng của đến chất lượng dịch vụ cũng như sự phân cấp quản lí ở của mỗi quốc gia. Nội dung đa dạng mà các dịch vụ này hướng đến bao gồm các hỗ trợ về sức khỏe, dinh dưỡng, bảo vệ và giáo dục sớm cho trẻ. Mỗi quốc gia với những điều kiện về kinh tế - chính trị đặc thù đều có những chính sách hỗ trợ cha mẹ trẻ và cộng đồng khác nhau, có quy định về tổ chức và điều kiện tổ chức dịch vụ hỗ trợ tương ứng. Trong đó, chỉ rõ sự tham gia của các bên liên quan (chính phủ, các bộ, ngành trung ương, địa phương…) trong tổ chức dịch vụ hỗ trợ gia đình và cộng đồng trong chăm sóc - giáo dục trẻ dưới 36 tháng tuổi cũng như việc giám sát, đánh giá các dịch vụ này ở từng quốc gia. Các kết quả nghiên cứu cho thấy, trẻ không chỉ phát triển một mình mà thông qua các mối quan hệ trong gia đình, nhà trường, cộng đồng và xã hội. Theo đó, việc đề xuất các khuyến nghị về chính sách, loại hình, phân cấp quản lí dịch vụ và tổ chức dịch vụ trong vấn đề chăm sóc - giáo dục trẻ dưới 36 tháng tuổi ở Việt Nam dựa trên bài học kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới là nhiệm vụ cấp thiết cần thực hiện.